ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Vi khuẩn HP có tên gọi đầy đủ là Helicobacter pylori. Theo thống kê có tkhoảng 70% người Việt nhiễm vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng.

Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

1. Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Theo thống kế, trên thế giới hiện nay có khoảng 50% dân số nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: độ tuổi, thói quen sinh hoạt, chất lượng sống, khu vực địa lý.

Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HP cao do thói quen ăn hôn môi trẻ hay mớm thức ăn cho trẻ. Mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao nhưng biểu hiện bệnh lại không rõ ràng, không gây biến chứng nào trên đường tiêu hóa nên thường khó nhận biết.

2. Những biến chứng nguy hiểm khi nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP gây ra rất nhiều bệnh lý như viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.

Những biến chứng dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp cho câu hỏi vi khuẩn HP có nguy hiểm không:
• 90 - 95% người bệnh bị loét tá tràng nhiễm vi khuẩn HP.
• Trên 70% người bệnh loét dạ dày nhiễm vi khuẩn HP.
• Trên 50% người bị chứng khó tiêu không loét nhiễm vi khuẩn HP
• Khoảng 90% các ca ung thư dạ dày khi thực hiện giải phẫu mô bệnh có sự hiện diện của vi khuẩn HP.

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên ngoài vi khuẩn Hp còn có 1 số yếu tố nữa như nguồn gen người nhiễm, yếu tố môi trường, tương tác giữa vi khuẩn Hp và người nhiễm. Ở Việt Nam, có tới hơn 70% số ca mắc ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn muộn. Phát hiện nhiễm Hp bằng test hơi thở và sàng lọc ung thư sớm dạ dày bằng nội soi là việc nên làm để góp phần chẩn đoán sớm, điều trị sớm trả lại cuộc sống bình thường cho người bệnh.

Mặc dù tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP tiến triển thành ung thư chưa được thống kê chính xác, nhưng đây cũng là tình trạng đe dọa lớn đến sức khỏe người bệnh. Mỗi người nên có cách chủ động phòng tránh và điều trị vi khuẩn HP. Nhất là với những trường hợp người có tiền sử về bệnh liên quan đến tiêu hóa hoặc có người thân trong gia đình từng nhiễm vi khuẩn HP. Phát hiện sớm vi khuẩn HP giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Nếu bạn gặp phải một trong những dấu hiệu trên hãy đặt lịch khám với bác sĩ  chuyên khoa Tiêu Hóa – Gan mật tại CarePlus để nhận được những lời khuyên, thông tin chính xác, đồng thời điều trị bệnh kịp thời ngay khi gặp những triệu chứng bất thường.

Bài viết gần đây/mới

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}