ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Vì sao Phụ nữ trên 35 tuổi nên xét nghiệm & kiểm tra nội tiết tố?

Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng với làn da và sức khỏe của phụ nữ. Ở một người phụ nữ khỏe mạnh, cơ thể sản sinh đủ lượng nội tiết cần thiết. Nhưng sau 35 tuổi, khả năng sản sinh estrogen giảm dần, gây mất cân bằng trong cơ thể.

Vì sao Phụ nữ trên 35 tuổi nên xét nghiệm & kiểm tra nội tiết tố?

23/11/2020 10:20:55 SA

Xét nghiệm và kiểm tra nội tiết tố là gì?

Xét nghiệm và kiểm tra nội tiết tố là việc thực hiện các xét nghiệm và siêu âm cần thiết nhằm đánh giá và theo dõi tình trạng sản sinh nội tiết tố và chức năng của các cơ quan sinh sản. Nhờ đó, phát hiện sớm những bất thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ.

Phụ nữ độ tuổi nào nên thực hiện xét nghiệm & kiểm tra nội tiết tố?

Nữ giới ở bất kỳ độ tuổi nào trong độ tuổi sinh sản đều được khuyến khích nên xét nghiệm và kiểm tra nội tiết tố định kỳ 1 -2 lần/ năm để có thể phát hiện kịp thời nếu có bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, phụ nữ trên 35 tuổi, đặc biệt là các trường hợp có một trong số những dấu hiệu dưới đây thì cần thực hiện ngay càng sớm càng tốt:

  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
  • Kinh thưa không đều
  • Kinh nguyệt rất ít hoặc rất nhiều
  • Phụ nữ không có kinh (vô kinh nguyên phát) hoặc bị mất kinh trên 3 tháng liên tục trở lên (vô kinh thứ phát)
  • Trường hợp nghi ngờ mắc chứng đa nang buồng trứng
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược và mất ngủ
  • Vã nhiều mồ hôi, tóc rụng nhiều
  • Tăng cân không kiểm soát
  • Khó giảm cân
  • Da nổi mụn; Da nám, sạm dần, khô và nhanh có nếp nhăn
  • Rậm lông

Gói xét nghiệm và kiểm tra nội tiết tố bao gồm những gì?

Gói khám xét nghiệm và kiểm tra nội tiết tố của CarePlus bao gồm đầy đủ 8 hạng mục xét nghiệm các chỉ số hormone nội tiết (FSH, LH, TSH, Estradiol, Progesterone, Prolatin, total Testosterone, Testosterone free), 2 hạng mục chẩn đoán hình ảnh là siêu âm bụng và siêu âm đầu dò. Đồng thời, bác sĩ chuyên khoa Sản-Phụ khoa sẽ dựa trên kết quả thăm khám phát hiện sớm các bất thường trong sản sinh nội tiết tố (nếu có), tư vấn biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Đặc biệt, bác sĩ luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc thầm kín và riêng tư liên quan đên sức khỏe sinh sản để các chị em luôn cảm thấy an tâm và thỏa mái.

Đăng ký Gói khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Free Hotline 1800 6116.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

Xét Nghiệm & Kiểm Tra Nội Tiết Tố Nữ
Nội tiết tố ảnh hưởng hầu hết mọi mặt về sức khỏe, sắc đẹp và tinh thần của phụ nữ. Chính vì vậy, những rối loạn nội tiết tố dù trong thời gian ngắn cũng nên được chú ý đúng mức. ₫2.750.000 ₫2.200.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}