ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Thận trọng với Xông, Chanh Sả Gừng và các loại Thuốc tây mùa COVID-19

Trong mấy ngày tư vấn sức khoẻ cho cộng đồng vừa qua, tôi thấy có vấn đề cấp bách cần trao đổi để mọi người rút kinh nghiệm. Tôi thấy hầu hết người nhiễm Covid đều quá lo lắng và cuống cuồng uống đủ các loại thuốc và đặc biệt xông hơi và uống chanh sả quá nhiều làm mất sức. Tôi đã tham khảo các bác sỹ đông y và có 1 số lưu ý cho các bạn như sau.

Thận trọng với Xông, Chanh Sả Gừng và các loại Thuốc tây mùa COVID-19
1. Xông hơi:

- Chỉ nên xông mũi họng. Xông trong phòng kín. Mỗi ngày xông 1 lần khoảng 10 phút. Trước khi xông nên uống thật chậm 1 ly nước ấm to, sau khi xông nên lau khô mồ hôi và ở trong phòng kín ít nhất 30 phút cho đến khi khô mồ hôi và nhiệt độ cơ thể bình thường lại. Đang sốt thì không xông.

- Xông toàn thân không có lợi rõ rệt, nếu có xông chỉ nên xông khi có sốt mà không ra được mồ hôi và đau nhức toàn thân, cũng chỉ xông 1 lần trong đợt bệnh, cách làm như xông mũi ngoại trừ trùm kín người. Việc xông quá nhiều dẫn đến cơ thế bị mất tân dịch sẽ khiến cơ thể bị suy nhược nên sau vài ngày xông, khi các triệu chứng khác đã ổn các bạn lại thấy mệt hơn, đuối hơn, cảm giác thiếu năng lượng, điều này rất có hại về lâu dài. Đặc biệt nguy hiểm với người già yếu và trẻ nhỏ.

- Nếu sốt có ra mồ hôi kèm đau nhức toàn thân thì không nên xông mà thay bằng cách sau: bạn lấy khoảng 200g (2 củ gừng trung bình) gừng tươi, đập dập, bỏ lên chảo với ít rượu trắng xào lên cho ráo khô sao cho bóp mạnh miếng gừng vẫn ướt tay. Bỏ gừng đã xào vào khăn chà lên vai lưng, ngày 1 lần trong 2-3 ngày. Cẩn thận bỏng da. Nếu bị dị ứng sau khi chà thì nên ngưng ngay.

2. Uống nước chanh sả gừng

Bạn lấy vài lát chanh nguyên vỏ và 2-3 lát gừng, bỏ vào ly nước sôi một lúc đến khi nguội bớt pha thêm ít mật ong cho vừa miệng. Giữ ấm, uống nhâm nhi dần. Mỗi ngày tối đa 1 ly và ăn luôn mấy lát chanh đó. Nếu bạn đang sốt thì dập thêm 1 khúc sả bỏ vào. Nếu bạn hết sốt thì không dùng sả.

! Việc dùng quá nhiều sả có thể có hại cho đường tiêu hoá và gan.

3. Thuốc tây:

- Kháng sinh chỉ nên uống khi có dấu hiệu nhiễm trùng

- Corticoid (prednisone, methylprednisone, dẽamethasone...) chỉ uống khi có dấu hiệu viêm quá mức.

- Những thuốc này thường chỉ có chỉ định sau ngày thứ 5-6 mà bệnh nhân bị biến chứng nặng lên và nên có chỉ định của bác sỹ. Bạn tự ý uống từ đầu quá nhiều thuốc sẽ làm cơ thể mệt mỏi hơn và dễ bị biến chứng của thuốc.

- Tylenol, efferalgan, hapacol, paracetamol, acetaminophen... là các thuốc giảm sốt, giảm đau. Chỉ dùng khi sốt và đau. Các thuốc này hoàn toàn không trị được Covid như trên mạng nói. Việc uống quá nhiều thuốc này sẽ gây hại cho gan.

Vài điều ghi nhận xin được chia sẻ với các bạn. Mong mọi người bình tĩnh và sử dụng thuốc cho hợp lý. 95% người nhiễm covid ở Việt Nam không cần đến bệnh viện. Hãy là những người bệnh thông thái để vượt qua sợ hãi và bệnh tật một cách an toàn các bạn nhé.

-----

Để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA CHO NGƯỜI ĐANG CÁCH LÝ và DỊCH VỤ Y TẾ COVID-19 với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa (Tim mạch, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Tai Mũi Họng, Da liễu,...). Đăng ký TẠI ĐÂY 

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}