ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Phương pháp điều trị ''Ho'' an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ

Ho là một trong những lý do khám bệnh phổ biến nhất tại các cơ sở y tế quanh năm, đỉnh điểm vào thời điểm giao mùa. Ho gây khó chịu cho trẻ, gây căng thẳng cho cha mẹ, đồng thời là nguyên nhân của những xung đột tranh cãi của gia đình về vấn đề dùng thuốc điều trị ho cho trẻ. Trước tiên, để giải đáp câu hỏi lớn ‘’Điều trị Ho cho trẻ như thế nào là hiệu quả và an toàn nhất?, ba mẹ cần giải mã được cơn ho của trẻ, cụ thể là trả lời 2 câu hỏi nhỏ ‘’Ho là gì’’ và ‘’Tại sao con ho?’’. Vì nếu không hiểu rõ về tính chất cơn ho của con, ba mẹ sẽ rất dễ để con bị lạm dụng thuốc điều trị không hợp lý.

Phương pháp điều trị ''Ho'' an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ

03/11/2020 2:36:38 CH

HO LÀ GÌ?

Ho là 1 phản xạ có lợi của cơ thể do não điều khiển để phản ứng lại với những yếu tố kích thích thường gặp nhất tại vùng tai mũi họng, thanh, khí phế quản phổi.

Ho không phải là bệnh, mà giống với Sốt, Ho là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Ho là dấu hiệu sớm nhất của các bệnh hô hấp, nhưng cũng có thể là dấu hiệu do não, tiêu hoá,... Tuy nhiên, "ho" thường gặp nhất và đơn giản nhất là dấu hiệu của các bệnh Hô hấp. Vì vậy, trong nội dung dưới đây, chúng ta thảo luận nguyên nhân mà trẻ thường gặp nhất là Ho tại đường hô hấp.

TẠI SAO CON HO?

Đa số thường gặp ở trẻ em là “Ho cấp tính’’ < 2 tuần. Còn nếu trẻ “Ho bán cấp” kéo dài trên 2 tuần hoặc “ho kéo dài” > 4 tuần, thì cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để tầm soát và điều trị.  

Ho cấp tính < 2 tuần thường gặp xuất phát từ các nguyên nhân:

  • Viêm hô hấp trên siêu vi hay cảm lạnh: Với các triệu chứng sốt thường trong 3 ngày, hắt hơi, chảy hoặc nghẹt mũi. Sau khi giảm sốt, trẻ có thể ho nhiều, sổ mũi đặc hơn. Đa số dấu hiệu, ho, chảy mũi diễn tiến giảm dần trong 7-10 ngày và thường hết trước 14 ngày.
  • Viêm phổi: Là một nguyên nhân khiến cha mẹ lo lắng nhất và thường nghĩ ngay nếu con có sốt kèm theo ho. 
  • Viêm tiểu phế quản: là nguyên nhân rất thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi, mà cha mẹ lo lắng không biết có liên quan gì đến hen suyễn không? Triệu chứng ho đàm, khò khè, khó thở.
  • Viêm thanh khí phế quản cấp siêu vi: Ho ông ổng như chó sủa, tiếng ho khản đặc, khàn hoặc mất tiếng, thở rít, có thể kèm sốt hoặc không. Đây là những dấu hiệu rất đặc trưng của bệnh, bệnh do nhiễm siêu vi – virus. 
  • Khác: hen suyễn đợt cấp, dị vật đường thở hay tổn thương phổi cấp tính do hoá chất hoặc khói thuốc,...

ĐIỀU TRỊ HO CHO CON NHƯ THẾ NÀO LÀ HIỆU QUẢ?

Có rất nhiều cha mẹ, ông bà lo lắng khi con Ho vì sợ con ho nhiều sẽ bị phổi, để rồi tích cực cho con điều trị vô vàn thuốc không cần thiết mặc dù con không sốt, không nhiễm trùng. Tất cả chỉ vì để con không còn 1 tiếng ho nào nữa. 

Chúng ta quên rằng HO chỉ là 1 triệu chứng chứ không phải Bệnh HO. Vì vậy, ĐIỀU TRỊ BỆNH GÂY NÊN HO chính là chìa khoá vàng điều trị ho hiệu quả. 

Ví dụ ho do hen suyễn thì liệu pháp khí dung giảm co thắt phế quản, giảm viêm. Ho do viêm phổi vi trùng thì kháng sinh. Ho do dị ứng thì loại bỏ tác nhân dị ứng và chống dị ứng. Ho do dị vật đường thở thì các bác sĩ nội soi phế quản loại bỏ dị vật.  

TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN ĐƯA TRẺ ĐẾN KHÁM BÁC SĨ KHI CÓ TRIỆU CHỨNG “HO’’?

Ho là một phản xạ tự nhiên, tốt cho cơ thể, giúp tống xuất đàm nhớt được tiết ra trong các trận tác chiến, hoặc dị vật. Đa số chúng ta không cần phải quá lo lắng nếu trẻ vẫn vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ tốt và trông trẻ khoẻ. Nhưng nếu trẻ có 1 trong những dấu hiệu sau đây chúng ta nên đưa trẻ đến cơ sỏ y tế để được thăm khám nhé: 

1. Trẻ nhỏ dưới 4 tháng tuổi 

2. Thở nhanh, khó thở, hoặc xanh tái trong cơn ho

3. Ho kèm theo triệu chứng khác như sốt cao hoặc nôn ói hoặc khò khè, thở rít, khàn tiếng... 

4. Ho không tự nhiên thuyên giảm sau 10 - 14 ngày sau đợt viêm hô hấp trên siêu vi 

5. Ho nhiều, gây nôn ói, ảnh hưởng đến giấc ngủ, ăn uống, sinh hoạt vui chơi, phát triển thể chất của trẻ

6. Trẻ lừ đừ, bỏ ăn, uống, tiểu ít, trông có vẻ mệt

7. Ho khởi phát sau khi trẻ sặc thức ăn, nước mặc dù trước đó đã lâu

8. Ho kèm đàm có lẫn máu, vàng đặc, xanh lá

9. Bất kỳ khi nào cha mẹ lo lắng

Cố gắng cho trẻ bổ sung thêm dịch như nước, sữa hoặc thức ăn lỏng, từng chút một và liên tục trong ngày. Tránh để trẻ ăn, uống quá no một lần, làm trẻ dễ nôn ói, mệt hơn.  

CÓ THỂ CHO CON UỐNG SIRO HO NÀO & LƯU Ý KHI DÙNG SIRO CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC, MẬT ONG 

Siro ho hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại nhưng chung quy lại là siro nguồn gốc thảo dược và siro nguồn gốc không thảo dược (long đàm, dãn phế quản, kháng histamin, ức chế ho...).

Không nên dùng siro ho không nguồn gốc thảo dược nếu chưa có chỉ định bác sĩ cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi vì có thể khiến bệnh của trẻ có thể nặng hơn. 

Hiệu quả của các loại thảo dược hoặc mật ong trên triệu chứng Ho của trẻ chủ yếu làm dịu cơn ho cho trẻ đối với nguyên nhân VIÊM HÔ HẤP TRÊN SIÊU VI - CẢM, ngoài ra còn giúp cha mẹ bình tĩnh đỡ lo hơn là không cho con uống gì, mặc dù đối với bệnh cảm thường gặp nhất của trẻ con thật sự không uống trẻ cũng có thể tự hết. Và hơn hết là tâm lý cảm giác từ thảo dược an toàn không làm nặng hơn triệu chứng bệnh khiến cha mẹ yên tâm hơn trong việc sử dụng. Nhưng chúng ta điểm qua trong các bài thuốc gia truyền đó thì hiện nay Y học hiện đại nghiên cứu hiệu quả nhất và đơn giản nhất là mật ong nguyên chất và nước ấm dành cho trẻ trên 12 tháng tuổi. 

Lưu ý khi cho trẻ dùng siro có nguồn gốc thảo dược, mật ong:

  • Không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi 
  • Không dùng nếu trẻ đã từng bị dị ứng
  • Không làm trẻ hết bệnh chỉ làm trẻ dễ chịu trong đợt bệnh

Không nên điều chế cây cỏ, bài thuốc dân gian, không vệ sinh có thể làm trẻ dễ ngộ độc hoặc thêm bệnh tiêu chảy

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}