ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Những căn bệnh phụ nữ thường dễ mắc hơn nam giới

Phụ nữ có nguy cơ mắc một số bệnh lý cao hơn nam giới. Nhiều vấn đề sức khỏe phổ biến ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, một số tình trạng có thể phổ biến hơn ở phụ nữ hoặc tác động đến phụ nữ khác với nam giới, như các bệnh thường gặp.

Những căn bệnh phụ nữ thường dễ mắc hơn nam giới

12/10/2022 12:04:47 CH

Ung thư vú

Phụ nữ có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư phụ khoa (cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, âm đạo, âm hộ) và các dạng ung thư khác (ung thư vú, tuyến tụy, đại trực tràng, phổi) với nguy cơ cao nhất là ung thư vú.

Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn gấp 10 lần nam giới. Nghiên cứu đã chứng minh, lý do phụ nữ dễ bị ung thư vú là họ có tế bào vú nhiều hơn, và mức độ tăng trưởng của tế bào vú nhanh hơn so với nam giới. Kết quả là, các tế bào ung thư ở phụ nữ có xu hướng nhân lên với tốc độ cao hơn so với nam giới.

Loãng xương

Bạn có thể nhầm lẫn khi nghĩ rằng chỉ phụ nữ mới mắc bệnh loãng xương. Điều này không hoàn toàn chính xác, nhưng phụ nữ thường có xu hướng chịu nhiều đau đớn và ảnh hưởng bởi căn bệnh này hơn so với nam giới. Trong khi 1/4 số nam giới có nguy cơ mắc bệnh này thì tỷ lệ ở phụ nữ là 1/2.

Bệnh tim mạch

Vì cuộc sống ngày càng căng thẳng đóng một vai trò trong việc kích hoạt các triệu chứng đau tim ở phụ nữ. Mặt khác, dấu hiệu báo động cho tình trạng thiếu máu cơ tim ở các chị em rất mơ hồ. Ít khi là hình ảnh điển hình của cơn đau thắt ngực. Trái lại, thường là triệu chứng dễ đánh lừa ngay cả thầy thuốc như chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, khó thở, khó tiêu, đau lưng, vai hoặc cổ họng, đau hàm hoặc đau lan đến hàm, đau từ trung tâm ngực lan đến cánh tay… Vì thế, các chị em ít khi đến chuyên khoa Tim mạch mà đi “lòng vòng” khiến bệnh nhẹ dễ trở nặng.

Nhất là với phụ nữ trên 50 tuổi không chỉ đối mặt với tuổi tác mà các chị em còn có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Bởi khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, mức độ estrogen - hormone giúp bảo vệ sức khỏe của trái tim giảm xuống. Bệnh tim mạch vì thế không mời cũng đến.

Đột quỵ

Tại Mỹ, mỗi năm phụ nữ bị đột quỵ nhiều hơn 55.000 trường hợp so với nam giới. Phụ nữ cũng tử vong vì căn bệnh này nhiều hơn nam giới, theo Hiệp hội tim mạch và Hiệp hội đột quỵ Mỹ.

Uống thuốc tránh thai, điều trị bằng liệu pháp hoóc môn, mang thai và trong giai đoạn vừa mới sinh con đều khiến phụ nữ tăng nguy cơ đột quỵ, giáo sư thần kinh học Diana Greene-Chandos tại Đại học bang Ohio (Mỹ), giải thích.

Các biến chứng do mang thai như tiền sản giật cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ về lâu dài. Ngoài ra, những căn bệnh khác như bệnh tự miễn, đau nửa đầu, trầm cảm đều làm tăng rủi ro đột quỵ ở phụ nữ. Có thể giảm nguy cơ bệnh bằng cách ăn uống lành mạnh, tập luyện thể thao thường xuyên, không hút thuốc và kiểm tra huyết áp.

 

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}