ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Những ai nên và không nên chích ngừa HPV?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 40 – 60. Tuy nhiên, mầm mống gây bệnh là do virut HPV có thể đã âm thầm tồn tại trong cơ thể người bệnh từ hàng chục năm trước đó. Do vậy, chích ngừa HPV ngay từ sớm là biện pháp hiệu quả nhất để các chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Những ai nên và không nên chích ngừa HPV?

1. Vắc xin phòng ngừa HPV là gì? 

HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus – một loại virus gây u nhú ở người. Hiện có hơn 100 type HPV khác nhau, nhưng chỉ có một số ít virus có khả năng gây ung thư cao. Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung, nhưng ngược lại, có hơn 95% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra. 

HPV có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc da với da, lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm âm đạo, hậu môn và quan hệ tình dục bằng miệng. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ lây truyền HPV giữa nam và nữ qua giao hợp trung bình là 40%. Ở phụ nữ, nguy cơ nhiễm HPV trong 10 năm đầu tiên sau giao hợp là 25%, trong suốt cuộc đời có thể lên tới 80%. HPV không lây nhiễm qua việc ngồi lên bồn cầu hoặc chạm vào nắm cửa. 

Vắc xin phòng HPV là vắc xin được chế tạo để chống lại sự viêm nhiễm một số type HPV đặc biệt, cụ thể phòng 2 type 16,18 gây ung thư cổ tử cung và 2 type 6,11 gây sùi mào gà bộ phận sinh dục. Loại vắc xin này không bắt buộc nhưng được khuyến cáo cho nữ giới.

chích ngừa HPV

Vắc xin HPV được chứng minh an toàn, hiệu quả qua các nghiên cứu lâm sàng và thực tế sử dụng

2. Có mấy loại vắc xin HPV?

Hiện có 2 loại vắc xin phòng HPV được sử dụng tại Việt Nam: Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). 2 loại vắc xin này đã được chấp thuận là an toàn và hiệu quả, có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung khoảng trên 90% và các tổn thương tiền ung thư trên 60%. 

Các đặc tính của 2 loại vắc xin này được thể hiện trong bảng dưới đây:

Loại vắc xin

Gardasil

Cervarix

Chủng phòng ngừa

4 loại HPV type 6, 11, 16 và 18

2 loại HPV type 16 và 18

Đối tượng tiêm ngừa

Nữ giới từ 9 – 26 tuổi

Nữ giới từ 10 – 25 tuổi

 

Công dụng

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn và mụn cóc sinh dục.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung (ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung).

 

 

Cách dùng

  • Tiêm bắp vùng cơ delta cánh tay hoặc vùng trước bên của phía trên đùi, không được tiêm vào mạch máu trong bất cứ trường hợp nào.
  • Vắc xin được dùng nguyên dạng, đơn liều 0,5ml.
  • Lắc kỹ lọ trước khi tiêm, sau khi lắc vắc xin là dịch đục màu trắng.
  • Vắc xin cần được tiêm ngay sau khi lấy ra khỏi.

Lịch tiêm

Gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin, cần tiêm đủ liều và đúng lịch. Trường hợp để muộn so với lịch tiêm nên tiêm mũi bổ sung tiếp theo, không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu, nhưng thời gian hoàn tất 3 mũi tiêm không được quá 2 năm. 

3. Đối tượng NÊN và KHÔNG NÊN chích ngừa HPV

Nữ giới trong độ tuổi 9 – 26 tuổi nên chích ngừa HPV trước lần quan hệ tình dục đầu tiên để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vì đây là thời điểm vắc xin hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phụ nữ đã có gia đình, đã quan hệ tình dục hoặc quá độ tuổi vẫn có thể chích ngừa HPV.

chích ngừa HPV

Vắc xin phòng ngừa nhiễm HPV có cơ chế tạo miễn dịch chủ động, vẫn được khuyến khích tiêm ngừa khi đã quan hệ tình dục

Không nên tiêm vắc xin HPV nếu:
  • Nhạy cảm với men hoặc bất cứ thành phần nào của vắc xin.
  • Đang bị sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng. Hãy điều trị dứt điểm mới bắt đầu tiêm vắc xin. 
  • Bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.
  • Đang có thai hoặc đang cho con bú.
  • Đã nhiễm vi khuẩn HPV. 

4. Có cần xét nghiệm trước khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung?

Nếu chưa quan hệ tình dục, các chị em có thể chích ngừa HPV mà không cần làm thêm xét nghiệm. Nếu đã quan hệ, nên đi khám phụ khoa để các bác sĩ làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Tất cả các chị em phụ nữ nên được khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

5. Tác dụng phụ thường gặp khi chích ngừa HPV

Loại vắc xin HPV đã được sử dụng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới trong nhiều năm trở lại đây và rất an toàn. Thế nhưng, cũng như nhiều loại vắc xin khác, chích ngừa HPV cũng có thể gây ra một số phản ứng dị ứng, tổn thương không mong muốn như:

  • Đau, sưng, ngứa, đỏ tại vị trí tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy
  • Ngất xỉu

Tuy nhiên, các tác dụng phụ này rất hiếm khi xảy ra, nên các chuyên gia y tế khuyến cáo các chị em không nên quá lo lắng.

chích ngừa HPV

Hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và tiêm ngừa sớm!

6. Nếu không tiêm vắc xin, khả năng lây nhiễm virus HPV cao không?

Nếu chưa tiêm vắc-xin, bạn có thể bị nhiễm virus HPV nếu gặp phải các yếu tố sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Quan hệ nhiều bạn tình
  • Tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người bệnh
  • Có thói quen sử dụng thuốc lá hoặc nhai thuốc lá, làm suy yếu hệ miễn dịch
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch
  • Dinh dưỡng kém, ăn uống không lành mạnh.

7. Bảng giá tiêm vắc xin HPV

Bảng giá tiêm ngừa ung thư cổ tử cung tham khảo của Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus :

Loại vắc xin

       Giá (VNĐ)       

Vắc-xin Gardasil (1 mũi): Chưa bao gồm phí khám tư vấn     

1.900.000

Vắc-xin Gardasil (3 mũi): Đã bao gồm phí khám tư vấn

6.000.000

CarePlus là hệ thống phòng khám theo tiêu chuẩn quốc tế, là thành viên của Tập đoàn Singapore Medical Group (SMG) – nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Singapore, với mạng lưới hơn 20 chuyên khoa và hơn 26 phòng khám. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoại trú tại CarePlus luôn đạt chất lượng cao với đội ngũ y khoa giỏi cùng trang thiết bị tiên tiến.

Đặc biệt, dịch vụ tiêm ngừa ung thư cổ tử cung của CarePlus mang 3 ưu điểm nổi trội, được các chị em phụ nữ tin tưởng lựa chọn:

  • Khám trước khi tiêm ngừa: Bác sĩ khám sàng lọc sức khỏe trước khi tiêm, hỏi về tiền sử sức khỏe, tình trạng dị ứng tiêm chủng, tư vấn cụ thể các loại vắc xin phù hợp với từng khách hàng.
  • Tiêm ngừa: Dùng đúng thuốc, đúng loại, đạt chất lượng, thực hiện đúng theo quy trình tiêm ngừa của Bộ Y tế.
  • Theo dõi sau tiêm ngừa: Theo dõi sau tiêm 30 phút tại khu vô trùng, sạch sẽ, cơ sở vật chất khang trang, giúp khách hàng an tâm, thoải mái.

Đăng ký Gói Tiêm vắc-xin HPV ngừa Ung thư Cổ tử cung TẠI ĐÂY

Để tìm hiểu rõ hơn về dịch vụ và những lưu ý khi chích ngừa HPV, vui lòng liên hệ Tổng đài Miễn cước Hotline: 1800 6116 (Nhấn phím 2) để được tư vấn và phục vụ chu đáo. 
 
 
Bài viết được sự tư vấn của BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Bài viết liên quan

LỊCH TIÊM PHÒNG CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ MỚI NHẤT NĂM 2020
Cập nhật lịch tiêm chủng cho trẻ dưới và trên 1 tuổi năm 2020 - 2021 mới nhất cũng như một số thay đổi trong danh sách vaccine cần thiết cho trẻ sơ sinh.

Tiêm phòng trước khi mang thai gồm các loại vắc xin nào? Ở đâu tốt?
Tiêm phòng trước khi mang thai rất cần thiết, nhằm giúp mẹ bầu phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm như quai bị, thủy đậu, viêm gan B… và đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều chị em vẫn còn chủ quan, chưa chủng ngừa đầy đủ các mũi tiêm trước khi mang thai, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu tốt và giá bao nhiêu?
Chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu là mối quan tâm hàng đầu của nhiều chị em trong độ tuổi dưới 26. Hiện ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư nguy hiểm phổ biến thứ hai (sau ung thư vú) ở phụ nữ. Bên cạnh việc khám và tầm soát định kỳ, tiêm ngừa vắc xin là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Các dấu hiệu bệnh phụ khoa không thể bỏ qua
Bệnh phụ khoa thực chất là tên gọi chung của nhiều bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục nữ. Các dấu hiệu bệnh phụ khoa thường gặp như ngứa ở vùng kín, khí hư có màu xanh và mùi tanh hôi, xuất huyết âm đạo bất thường… Tuy nhiên đa số chị em đều khá chủ quan, thường đi khám chậm trễ, dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Những bệnh phụ khoa thường gặp và cách phòng tránh
Bệnh phụ khoa đem lại rất nhiều phiền phức trong cuộc sống cho phụ nữ. Những bệnh phụ khoa ở nữ thường gặp gồm: viêm âm đạo, vulvodynia, u nang, viêm cổ tử cung…

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Xét nghiệm Pap và HPV - 2 phương pháp sàng lọc Ung thư cổ tử cung hiện nay
Pap smear và HPV Cobas là bộ đôi xét nghiệm thường được gọi tên cùng nhau trong các lần thăm khám phụ khoa định kỳ của chị em phụ nữ.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}