ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Nguyên nhân xơ gan và cách phòng ngừa?

Xơ gan là căn bệnh nguy hiểm bởi triệu chứng khởi phát bệnh rất nghèo nàn nên người bệnh thường chủ quan, bỏ lỡ cơ hội điều trị bệnh tốt nhất.

Nguyên nhân xơ gan và cách phòng ngừa?

11/11/2020 2:48:57 CH

1. Xơ gan là gì?

Xơ gan là tình trạng gan hình thành nhiều mô sẹo được gây ra bởi nhiều dạng bệnh gan (viêm gan, gan nhiễm mỡ và chứng nghiện rượu, bia kinh niên). Khi các mô sẹo phát triển, gan cố gắng tự liền sẹo bằng cách tạo ra các tế bào mới. Càng nhiều tế bào mới được tạo ra, nguy cơ đột biến càng lớn, tạo nên các khối u, khiến gan mất dần chức năng hoạt động.

2. Các nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra xơ gan, trong đó có những nguyên nhân chính như sau:  

  • Do viêm gan siêu vi B, C, D
  • Do rượu
  • Do bệnh lý tự miễn dịch (hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công gan)
  • Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa...

Theo thống kê có khoảng 20% số người nhiễm viêm gan virut có khả năng biến chứng thành xơ gan; xơ gan do rượu đứng thứ 2 chỉ sau viêm gan virut; xơ gan do gan nhiễm mỡ.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng gây nên bệnh xơ gan như: ký sinh trùng sán máng, sán lá gan, xơ gan do lách to (do sốt rét hoặc do lách to không rõ nguyên nhân), …

3. Các giai đoạn phát triển bệnh

Xơ gan được chia làm 4 mức độ bao gồm:

  • Độ 1: gan bắt đầu viêm và hình thành mô xơ sẹo, tổn thương chưa đáng kể và có thể phục hồi.
  • Độ 2: mô xơ sẹo xuất hiện nhiều hơn, tăng áp tĩnh mạch cửa, gan bắt đầu bị tổn thương nhiều hơn.
  • Độ 3: mô xơ xuất hiện nhiều trong gan, bệnh nhân mệt mỏi, xanh xao, thiếu máu, đau gan, chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng...
  • Độ 4: nghiêm trọng nhất do mô xơ đã thay thế hoàn toàn tế bào gan dẫn đến suy gan nặng, biểu hiện là xơ gan cổ trướng, sụt cân, thiếu máu, vàng da nặng...

Đặc biệt, giai đoạn đầu của bệnh thường không có triệu chứng đặc hiệu và rõ rệt. Nếu không tầm soát sức khỏe định kỳ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.

4. Làm thế nào để phòng ngừa xơ gan?

Để phòng bệnh xơ gan, cần chủ động bảo vệ gan của mình bằng các cách sau:

  • Tiêm phòng vắcxin viêm gan B cho trẻ em và những người lớn chưa bị bệnh.
  • Có lối sống lành mạnh, không lạm dụng rượu bia.
  • Tránh ăn thức ăn sống, nên ăn chín uống chín để không bị nhiễm ký sinh trùng.
  • Sử dụng thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm để phòng ngừa nhiễm hóa chất, phẩm màu độc hại gây tổn hại gan.
  • Không dùng thuốc làm ảnh hưởng gan.
  • Đối với những người đã bị viêm gan B hoặc C mạn tính cần theo dõi định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan tiến triển, nhằm hạn chế các biến chứng nặng như xơ gan và ung thư gan.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật…

Bệnh tiến triển như thế nào còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, chế độ làm việc cũng như việc phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn khác.

---------------

Hiện nay CarePlus đã xây dựng 2 gói tầm soát chuyên sâu các bệnh về gan bao gồm:

Đặc biệt Gói tầm soát biến chứng viêm gan B, C và các bệnh về gan áp dụng kĩ thuật siêu âm đo độ xơ hóa gan ARFI được Hội gan mật Hoa Kỳ cũng như châu Âu tin tưởng và đánh giá cao với độ chính xác đạt đến 80% so với tiêu chuẩn vàng, có thể chẩn đoán chính xác giai đoạn xơ gan mắc phải.

Để xem chi tiết gói dịch khám sáng sàng lọc bệnh đường tiêu hóa, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.

Bài viết liên quan

Bệnh gan: triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa hữu hiệu
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể sau da, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Khi gan bị tổn thương, các chức năng sẽ bị suy giảm, lâu ngày gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như xơ gan, suy gan, ung thư gan. Vì vậy, tầm soát bệnh gan sớm là cách chủ động phòng ngừa căn bệnh âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả khôn lường hiệu quả nhất.

Cách nhận biết ung thư gan giai đoạn đầu và điều trị bệnh hiệu quả
Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm bởi triệu chứng khởi phát bệnh rất nghèo nàn nên người bệnh thường chủ quan, bỏ lỡ cơ hội điều trị bệnh tốt nhất.

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào và cách phòng tránh?
Viêm gan B lây qua 3 đường chính: máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Để phòng tránh bệnh, bạn cần tiêm ngừa vắc-xin theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

Theo dõi và tầm soát biến chứng Viêm gan B
Gói theo dõi điều trị & tầm soát biến chứng viêm gan B được CarePlus xây dựng dành riêng cho những người đã từng được chẩn đoán nhiễm virus viêm gan siêu vi B, C và các bệnh về gan trước đây. Nếu đã bị nhiễm virus viêm gan hoặc mắc các bệnh về gan thì việc được xây dựng kế hoạch và phác đồ điều trị phù hợp rất quan trọng để theo dõi các biến chứng nguy hiểm của bệnh như đánh giá nguy cơ xơ gan, ung thư gan,… ₫4.500.000 ₫3.600.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}