ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

NÊN TẬP THỂ DỤC BUỔI SÁNG HAY CHIỀU TỐI TỐT HƠN?

Việc tập thể dục buổi sáng hay chiều tối có thể phụ thuộc vào sở thích và thời gian của mỗi người. Tuy nhiên, tập thể dục buổi sáng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần, như giúp tăng cường sự tỉnh táo và năng lượng cho cả ngày, cải thiện giấc ngủ và tăng cường sức đề kháng. Trong khi đó, tập thể dục chiều tối có thể giúp giảm căng thẳng và đánh tan mệt mỏi sau một ngày làm việc, đồng thời giúp rèn luyện sự kiên trì và sự chịu đựng. Tuy nhiên, nếu tập thể dục quá muộn vào buổi tối có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Vì vậy, để quyết định tập thể dục vào buổi sáng hay chiều tối tốt hơn. Vì vậy bạn nên cân nhắc lịch trình của mình và chọn thời điểm phù hợp để tận dụng tối đa lợi ích của việc tập thể dục cho sức khỏe và tinh thần của mình, CarePlus chia sẻ một số thông tin hi vọng có thể sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của đọc giả cho vấn đề này!!!

NÊN TẬP THỂ DỤC BUỔI SÁNG HAY CHIỀU TỐI TỐT HƠN?

24/04/2023 3:46:17 CH

Ngày nay việc tập thể dục được nhắc nhiều trong những cuộc nói chuyện, những buổi chia sẻ và xuất hiện dày đặc hơn trên các mặt báo. Mọi người đã bắt đầu ý thức hơn về việc tập thể dục và nâng cao sức khỏe bản thân, không ai có thể chối cãi vì đây thực sự là một hoạt động rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên để các bài tập đạt hiệu quả, ngoài việc chú ý đến động tác, chế độ ăn thì thời gian tập thể dục trong ngày cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm và đặt câu hỏi.

SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ THÔNG TIN CAREPLUS TỔNG HỢP MONG SẼ LÀ NHỮNG THÔNG TIN HỮU ÍCH CÓ THỂ GIÚP BẠN GIẢI ĐÁP PHẦN NÀO NHỮNG THẮC MẮC:

Đồng hồ sinh học của cơ thể

Chính đồng hồ sinh học của cơ thể sẽ quyết định bạn là “cú đêm” hay ưa dậy sớm. Những nhịp sinh học này tác động đến các chức năng của cơ thể như chỉ số huyết áp, nhiệt độ cơ thể, mức độ hormone hay nhịp tim, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cơ thể bạn có sẵn sàng tập thể dục hay không. Sử dụng đồng hồ sinh học của cơ thể để biết khi nào nên tập thể dục, đi bộ hoặc đến phòng tập gym là ý tưởng hay, tuy nhiên bạn sẽ phải cân nhắc những yếu tố bên ngoài như lịch trình công việc, gia đình, thời gian rảnh.

🌞 Đặc điểm của tập thể dục buổi sáng

Các chuyên gia cho rằng, nếu bạn là người khó thiết lập thói quen thì buổi sáng có thể là thời gian tốt nhất để tập thể dục. Nguyên nhân là nếu tranh thủ tập buổi sáng thì bạn sẽ không bị áp lực về thời gian, không bị những công việc trong ngày cuốn trôi đi ý tưởng tập thể dục, từ đó giữ được lịch tập thường xuyên hơn. Việc tập luyện vào buổi sáng cũng khiến cơ thể tiết ra hormone Endorphin kích thích động lực, giúp con người làm việc năng suất và khỏe khoắn hơn. Tuy nhiên cần lưu ý vào buổi sáng sớm nhiệt độ thường thấp, bạn nên dành ít phút để khởi động rồi bắt đầu bài tập.

🌞 Đặc điểm của tập thể dục buổi trưa

Trái với những người năng nổ vào buổi sáng, có những người lại thích dành thời gian tập thể dục toàn thân sau giờ làm việc hơn. Họ cảm thấy cơ thể hoạt động năng nổ và hiệu quả nhất từ buổi trưa trở đi và coi đây là thời gian tốt nhất để tập thể dục. Theo một nghiên cứu thì nhiệt độ cơ thể con người tăng lên suốt cả ngày, trong đó từ 2-6 giờ nhiệt độ cơ thể đạt ngưỡng cao nhất. Điều này có nghĩa nếu bạn tập thể dục trong khoảng thời gian này cơ thể sẵn sàng nhất, giúp tối ưu hóa chức năng và sức mạnh của cơ. Các chuyên gia cũng lưu ý không nên tập thể dục ngay sau bữa ăn mà nên hoàn thành việc tập luyện trước đó.

🌝 Đặc điểm tập thể dục buổi tối

Nhiều người lại thích tập thể dục vào lúc chiều muộn cuối ngày, đây là thời điểm nhịp tim và huyết áp đang ở mức thấp nhất, giúp giảm nguy cơ chấn thương đồng thời cải thiện hiệu suất tập luyện (nhất là với những bài tập cường độ cao như HIIT hoặc chạy trên máy chạy bộ).

🔎 Tuy nhiên nếu tập thể dục toàn thân ngay trước giờ ngủ thì lại thành vấn đề. Các chuyên gia sức khỏe nghiên cứu rằng, cơ thể luôn cần một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị cho giấc ngủ. Trong đó nhịp tim và nhiệt độ cơ thể dần chuyển về trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn để bạn dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Tập thể dục hoặc ăn quá muộn sẽ phá vỡ chu trình này, vì chúng làm tăng nhịp tim và nhiệt độ cơ thể bạn. Sẽ không lạ nếu bạn thao thức khó ngủ sau khi đã tập vài động tác thể dục trước đó.

🎯 Vậy Tập thể dục lúc nào là tốt nhất? Trên thực tế không có thời điểm nào gọi là TỐT NHẤT để tập thể dục, bởi điều này còn tùy thuộc vào thể trạng và nhu cầu của mỗi người. Hiệu quả của việc tập thể dục sẽ phụ thuộc vào hình thức rèn luyện mà bạn chọn và mức độ cam kết với chúng.

Dưới đây là một số gợi ý của chuyên gia sức khỏe dành cho bạn:

🌟 Có thể bắt đầu từ việc tìm thời điểm tập phù hợp nhất với mình: Các chuyên gia khuyên bạn nên thử tập vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Tập thể dục vào buổi sáng trong vài tuần, sau đó thử buổi trưa, sau đó là buổi chiều. Bạn không cần phải là chuyên gia về nhịp sinh học thì mới xác định thời điểm tốt nhất để tập thể dục. Hãy dùng cơ thể cảm nhận xem thời điểm nào tập khiến bạn thoải mái nhất. Đồng thời cũng cân nhắc loại bài tập và thời lượng tập phù hợp với bản thân.

🌟 Thiết lập thói quen tập thể dục: Để tạo thói quen tập luyện thường xuyên, bạn có thể lên lịch tập vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Dù bạn chọn tập thể dục vào buổi sáng, giờ ăn trưa hay sau giờ làm việc thì hãy biến nó thành một phần lịch trình hàng ngày và cam kết hoàn thành với mức độ cao nhất có thể.

🌟 Mặc dù đáp án cho câu hỏi tập thể dục lúc nào là tốt nhất không quá rõ ràng nhưng có một điều thực tế là tập thể dục rất quan trọng, bất kể bạn thực hiện vào thời gian nào trong ngày. Điều bạn nên làm là tìm ra một khoảng thời gian tập luyện phù hợp với nhịp sinh học và lịch trình hoạt động của mình, sau đó thiết lập thói quen để thực hiện. Bằng cách duy trì tập thể dục vào cùng một thời điểm mỗi ngày, bạn có thể đạt được những kết quả như mong muốn.

🌟 Đây cũng là cách giúp cơ thể bạn luôn được săn chắc, sức khỏe dẻo dai và hạn chế được nhiều căn bệnh thường gặp. Do đó, dù bận rộn tới đâu bạn cũng nên dành cho mình một khoảng thời gian nhất định trong ngày để tập luyện.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

Khám Tổng Quát Gói Tiêu Chuẩn Cho Nữ
Khám Tổng Quát định kỳ là cách thiết thực nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân! Khám Tổng Quát định kỳ được khuyến khích mỗi năm một lần với người từ 16 tuổi trở lên đến dưới 50 tuổi có sức khỏe bình thường và 06 tháng một lần với người trên 50 tuổi. ₫2.500.000 ₫2.000.000

Khám Tổng Quát Gói Tiêu Chuẩn Cho Nam
Khám Tổng Quát định kỳ là cách thiết thực nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân! Khám Tổng Quát định kỳ được khuyến khích mỗi năm một lần đối với người từ 16 tuổi trở lên đến dưới 50 tuổi có sức khỏe bình thường, không mắc các bệnh mạn tính và 06 tháng một lần với người trên 50 tuổi. ₫2.100.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}