ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Dùng đúng cách men vi sinh và men tiêu hóa

Hiện nay, còn khá nhiều người nhầm men vi sinh và men tiêu hóa là cùng một loại. Nhưng đây là hai chế phẩm hoàn toàn khác nhau và cách sử dụng cũng khác nhau. Nếu nhầm lẫn giữa hai loại men này và sử dụng không đúng cách có thể gây tác dụng ngược, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

Dùng đúng cách men vi sinh và men tiêu hóa

Men vi sinh - sử dụng khi nào?

Trong ruột già luôn tồn tại các loại vi khuẩn thường trú, ngoài vi khuẩn gây bệnh còn có vi khuẩn có ích (lợi khuẩn). Lợi khuẩn giúp tiêu hóa tốt thức ăn, tạo hệ sinh thái cân bằng trong đường ruột và bảo vệ ruột già. Những vi khuẩn này tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình tiêu hóa thức ăn.

Ngoài giúp lên men thức ăn, sản xuất acid lactic, acid hóa đường ruột, các vi khuẩn này còn ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại, hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động. Nhờ đó, đường ruột được lành mạnh để thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. 

Men vi sinh hay còn gọi là probiotic - đây là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Trong một số trường hợp bị rối loạn tiêu hóa, việc bổ sung các men vi sinh, nhằm nâng cao sức đề kháng cho đường ruột là cần thiết. Hiện nay, phần lớn men vi sinh trên thị trường thuộc loại thực phẩm chức năng như: antibio, bioacimin, probio, lactomin. Tuy nhiên vẫn có nhiều sản phẩm men vi sinh chứa hàm lượng lợi khuẩn cao, vì vậy khi sử dụng phải tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc bác sĩ điều trị

Ví dụ trong những trường hợp dùng kháng sinh kéo dài, khi kháng sinh gây ra tác dụng phụ tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột và tạo đà cho vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt là giúp cho vi khuẩn yếm khí lây lan, sinh ra chứng đau bụng khó chữa, đi ngoài phân sống, tiêu chảy… Các trường hợp tiêu chảy cấp do virus cũng được khuyên nên sử dụng men vi sinh. 

Nhưng nếu dùng kháng sinh nhưng ngắn ngày hoặc chưa có dấu hiệu gì bất lợi ở đường tiêu hóa, cũng không nên bổ sung men vi sinh. Hoặc khi cơ thể bình thường, hệ vi khuẩn trong ống tiêu hóa đang ổn định thì không bổ sung men này. Bởi khi bổ sung các loại men vi sinh vô tội vạ sẽ gây mất cân bằng, có thể gây suy giảm vi khuẩn có ích tự nhiên hoặc tăng mạnh một số vi khuẩn khác lạ… Đó cũng có thể là căn nguyên hoặc mầm mống của những căn bệnh lạ khó chữa.

Các men vi sinh là các vi khuẩn sống, nên uống vào thời điểm trước bữa ăn khoảng 30 phút. Khi đó dạ dày đang rỗng, để những lợi khuẩn này nhanh chóng thoát qua khỏi dạ dày, xuống ruột non nhằm giảm thiểu lợi khuẩn bị suy giảm bởi dịch acid dạ dày.

Lưu ý khi dùng men vi sinh

  • Không dùng men vi sinh trong viêm tụy cấp, phẫu thuật ruột...
  • Uống men vi sinh sau kháng sinh khoảng 2 tiếng, tránh việc vi khuẩn có lợi vô tình bị kháng sinh tiêu diệt nếu dùng thuốc sát giờ nhau.
  • Không pha men vi sinh trong nước sôi.
  • Pha xong nên uống ngay, không để quá lâu khiến vi sinh vật bị chết sẽ không có tác dụng.

Men tiêu hóa là một loại men (enzyme) do cơ thể tiết ra để tiêu hoá thức ăn. Men tiêu hóa được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ hoặc có bằng chứng là bị thiếu men tiêu hóa hoặc muốn tăng cường thêm khả năng tiêu hóa thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

Men tiêu hóa được chỉ định và chỉ nên dùng theo đơn của bác sĩ sau khi đi khám tiêu hóa và chẩn chẩn đoán thiếu men tiêu hóa.

Một điều lưu ý là, nhiều gia đình có con nhỏ hoặc người già, khi thấy hiện tượng ăn uống kém liền tự ý bổ sung men tiêu hóa, điều này hoàn toàn gây bất lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Bởi men tiêu hóa được chỉ định dùng trong một thời gian nhất định để tăng cường khả năng tiêu hóa. Trừ các bệnh nhân bị tổn thương hệ tiêu hóa bẩm sinh thì phải bổ sung men tiêu hóa lâu dài. Còn các trường hợp mắc bệnh lý cấp tính gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa thì chỉ nên dùng men tiêu hóa từng đợt 1-2 tuần, không nên dùng kéo dài. 

Việc tự ý bổ sung men tiêu hóa kéo dài sẽ gây tác dụng ngược, làm giảm sự bài tiết các enzyme tiêu hóa tự nhiên của cơ thể và dẫn đến cơ thể phải phụ thuộc vào nguồn enzyme từ bên ngoài. Điều này dẫn đến các tuyến tiêu hóa bị ức chế, giảm bài tiết men tiêu hóa và có thể bị teo. Do đó với trẻ em hoặc người cao tuổi có biểu hiện lười ăn, chán ăn, cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục chứ không nên dùng men tiêu hóa dưới dạng thuốc.

Men tiêu hóa là các enzyme giúp cho việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Do đó nên uống vào thời điểm sau khi ăn bữa chính khoảng 30 phút với nước đun sôi để nguội. Khi đó thức ăn đã được dạ dày nhào trộn, làm mềm và đã ngấm dịch vị tiêu hóa, việc bổ sung men tiêu hóa vào sẽ đạt hiệu quả xúc tác các phản

Trong thực tế lâm sàng, một số bệnh nhân đặc biệt bị thiếu hụt cả 2 loại men tiêu hóa và men vi sinh, bác sĩ có thể chỉ định cho sử dụng cả 2 loại men này và nước cốt nhàu. Khi được chỉ định, bệnh nhân cần lưu ý thời điểm uống men để đạt hiệu quả cao nhất. 

Lưu ý, không được dùng đơn thuốc của lần trước cho lần sau, kể cả khi có cùng triệu chứng ở đường tiêu hóa.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}