ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Dấu hiệu nhận biết, Cách chăm sóc và Phòng ngừa bệnh Tay Chân Miệng

Đến nay cả nước đã ghi nhận 5.545 ca mắc tay chân miệng, trong đó 1 trường hợp tử vong. Bộ Y tế dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây. Do đó, ba mẹ hãy nâng cao nhận thức về các dấu hiệu của bệnh, cách chăm sóc và các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ con khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Dấu hiệu nhận biết, Cách chăm sóc và Phòng ngừa bệnh Tay Chân Miệng

03/06/2022 11:17:35 SA

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh Tay Chân Miệng

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh 3-6 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng dễ nhân thấy gồm: 

  • Sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc sốt cao (38-39 độ C).
  • Đau họng
  • Tổn thương, đau rát ở răng và miệng
  • Chảy nước bọt nhiều
  • Biếng ăn
  • Tiêu chảy vài lần trong ngày

Sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:

  • Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
  • Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.

Dấu hiệu nguy hiểm cần nhập viện ngay 

Trường hợp bé sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ kèm theo các biểu hiện như: nôn ói hay nhợn ói hoài, giật mình chới với, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi bông, tay chân lạnh,… gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.

2. Chăm sóc trẻ bị Tay Chân Miệng 

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc tại nhà, sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù đủ nước cho cơ thể theo hướng dẫn của Bác sĩ.

  • Giảm sốt: Có thể dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt và giảm đau miệng cho trẻ. Liều dùng tùy theo cân nặng và theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng thuốc có chứa thành phần Aspirin
  • Chế độ dinh dưỡng: Trẻ có thể biếng ăn do đau miệng nên ba mẹ không nên cho trẻ ăn đồ nóng, cay, chua. Ưu tiên các thức ăn loãng, nguội, mềm, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa,…
    Nếu bé từ chối ăn không nên cưỡng ép mà hãy cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua để thay thế.
    Hoa quả trái cây giàu vitamin, khoáng chất cũng là thực phẩm cần thiết cho trẻ trong khi điều trị bệnh TCM. 
    Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày.
  • Cho trẻ uống nước nhiều, nghỉ ngơi, đề phòng trẻ bị mất nước, hạ đường huyết.
  • Mặc đồ mỏng và thoáng cho trẻ.
  • Sử dụng nước muối 0.9% để sát trùng niêm mạc cho trẻ.
  • Theo dõi sát dấu hiệu nặng để đưa trẻ nhập viện ngay

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

3. Phòng bệnh Tay Chân Miệng

  • Vệ sinh tay, răng, miệng sạch sẽ:  dạy trẻ không đưa tay vào miệng, rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, và che miệng khi ho/ hắt hơi,..
  • Khử khuẩn khu vực trẻ sinh hoạt, đồ chơi, vật dụng bằng Cloramin B 0.05-0.1% định kỳ mỗi tuần. Trường hợp trong nhà có trẻ bị bệnh cần khử khuẩn mỗi ngày bằng Cloramin B 0.5%
  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
  • Không tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh
  • Cho trẻ bệnh nghỉ học ít nhất 10 ngày để theo dõi trẻ tại nhà và hạn chế lây bệnh cho bé khác.

4. Các sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ bị Tay Chân Miệng

  • Bị tay chân miệng là phải kiêng tắm

>> Thực tế: Việc kiêng tắm có thể khiến trẻ bị ngứa ngáy, nhiễm trùng. Do đó, bố mẹ nên tắm cho bé như bình thường, tắm nước ấm và chỗ kín gió.

  • Bị tay chân miệng là phải sốt

>> Thực tế: Có những trường hợp chỉ sốt nhẹ, hoặc không sốt nên ba mẹ không chú ý, dễ bỏ qua bệnh của con, nhiều trường hợp trẻ vào viện có biến chứng nặng mà vẫn chưa phát hiện ra trẻ có bệnh.

  • Sốt cao là nguy hiểm, sốt nhẹ là an toàn

>> Thực tế: Trẻ sốt nhẹ vẫn nguy cơ biến chứng thần kinh.

  • Tay chân miệng thì cả ban & mụn nước phải mọc đủ ở cả tay, chân & miệng

>> Thực tế: Có trẻ chỉ có nổi ban, có trẻ chỉ lở miệng… và có trẻ thậm chí không nổi gì cả.

  • Ban, mụn nước mọc càng nhiều, bệnh càng giảm (do độc phát ra hết rồi)?

>> Thực tế: Độ nặng của bệnh không liên quan đến chuyện nổi ban hay lở miệng nhiều hay ít.

  • Bệnh chỉ lây qua đường miệng (ăn uống)?

>> Thực tế: Virus gây bệnh TCM dễ dàng lây qua đường miệng và cả đường hô hấp.

- Đường hô hấp: Virus được bắn ra khi trẻ ho, hắt hơi hoặc thậm chí khi nói chuyện; hoặc tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp (chất nhầy mũi hoặc nước bọt) trên các vật dụng bị lây nhiễm bởi người bệnh.

- Đường phân-miệng: Thường do tay của trẻ bệnh bị nhiễm bẩn khi đi vệ sinh, sau đó chúng sờ chạm và làm lây nhiễm các vật dụng chung quanh. Những trẻ khỏe mạnh khác có thể sờ chạm vào các vật dụng này, rồi vô tình đưa tay vào miệng và nhiễm bệnh.
----

Đừng chần chừ thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi của CarePlus nếu bé có bất cứ triệu chứng bất thường nào để được phát hiện sớm bệnh tay chân miệng và điều trị kịp thời.

Đặt lịch hẹn khám qua Free Hotline 18006116 hoặc Website www.careplusvn.com 

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}