ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bố mẹ cần lưu ý gì khi bổ sung Vitamin D cho bé?

Bổ sung Vitamin D cho bé rất cần thiết vì thiếu vitamin này có thể dẫn đến các hệ quả như còi xương, chậm phát triển, suy giảm hệ miễn dịch...

Bố mẹ cần lưu ý gì khi bổ sung Vitamin D cho bé?

Vitamin D là loại vitamin cần thiết cho sự phát triển thể chất lẫn trí não của bé. Tuy nhiên, tương tự những dưỡng chất khác, dư hoặc thiếu vitamin D ở trẻ nhỏ đều không tốt. Vậy phụ huynh cần lưu ý gì khi bổ sung Vitamin D cho bé?

1. Vitamin D là gì? Có nên bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh?

Được biết đến như vitamin có sẵn trong ánh nắng, vitamin D được cơ thể sản xuất để đáp ứng với việc da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó, vitamin D cũng xuất hiện trong một số loại thực phẩm như ngũ cốc, cá, lòng đỏ trứng…

Vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ. Thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng đến sự phát triển của xương do chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương bị biến dạng. Vì thế, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ Vitamin D cho bé, bao gồm cả những trẻ sơ sinh.

vitamin D cho bé

Trẻ sơ sinh rất cần vitamin D để phát triển toàn diện.

2. Biểu hiện của trẻ bị thiếu vitamin D

Sọ mềm: Xương sọ của bé sẽ nối liền và cứng lại sau khi sinh 19 tuần. Tuy nhiên, thiếu vitamin D sẽ khiến sọ của bé bị mềm và làm tăng nguy cơ bị chấn thương sọ não. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh.

Đổ mồ hôi đầu: Thông thường, trẻ chỉ ra một chút mồ hôi nếu quá nóng. Mặc dù vậy, khi bé đổ mồ hôi quá nhiều, thì đây có thể là biểu hiện xương sọ bị viêm do thiếu vitamin D.

Còi xương: Còi xương là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi thiếu vitamin D. Lúc này, cột sống của bé bị cong, chân và xương ức phát triển bất thường.

Chậm phát triển: Các dấu hiệu cho thấy bé đang bị chậm phát triển điển hình như bé tốn rất nhiều thời gian để đạt được các cột mốc đầu đời. Bé thậm chí không thể tự bò một mình hoặc bé gặp khó khăn trong việc ngồi dậy. Hơn thế nữa, chân tay của bé sưng lên bất thường do xương phát triển không đúng.

vitamin D cho bé

Nếu đến tháng thứ 7 – 10 mà bé vẫn chưa biết bò, ba mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ.

Cơ và khớp yếu: Thiếu vitamin D sẽ làm cho trẻ cảm thấy khó chịu và đau nhức khắp người. Ngoài ra, các cơ và tứ chi của bé cũng dần yếu đi.

Sâu răng: Theo các chuyên gia, trẻ bị thiếu vitamin D dễ có nguy cơ xuất hiện các vấn đề về nha khoa, đặc biệt là sâu răng hơn những trẻ khác. Nguyên nhân là do hệ thống xương của bé đã bị yếu đi rất nhiều.

Dễ bị nhiễm trùng: Không chỉ ảnh hưởng đến xương, khớp, thiếu vitamin D còn dẫn đến hệ miễn dịch của bé bị suy yếu. Do đó, ba mẹ sẽ thấy con thường xuyên bị cảm lạnh hoặc mắc phải các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa.

3. Nguyên nhân khiến bé bị thiếu vitamin D

  • Mẹ bị thiếu hụt vitamin D trong quá trình mang thai hoặc cho con bú
  • Bé ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc luôn được che chắn quá kỹ mỗi khi ra ngoài
  • Bé được thoa quá nhiều kem chống nắng
  • Mắc các bệnh liên quan đến việc xử lý vitamin
  • Bé có chế độ ăn nghiêm ngặt như ăn chay hoặc không ăn cá

4. Nên bổ sung Vitamin D cho bé như thế nào và bao nhiêu là đủ?

Nhiều người thường có quan điểm cho bé đi phơi nắng để bổ sung Vitamin D tự nhiên. Quan điểm này không sai nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt.

Theo Bác Sỹ Lại Thị Bích Thủy (Chuyên khoa Nhi - Phòng khám CarePlus Tân Bình), trong ánh nắng bao gồm tia UVB (là tia cực tím giúp chuyển hóa tiền Vitamin D thành vitamin D3) mới thực sự giúp bé đủ vitamin D để lớn. Bộ đôi này chỉ tích cực hoạt động mạnh nhất từ 10h sáng đến 3h chiều. Thế nhưng phơi nắng vào buổi trưa sẽ làm tăng cao nguy cơ ung thư cho làn da mỏng manh của trẻ. Vì lý do này, ba mẹ rất khó để bổ sung đủ vitamin D cho trẻ nếu chỉ phơi nắng.

Thay vào đó, bố mẹ có thể bổ sung vitamin D theo đường uống với liều lượng như sau:

Loại sữa bé uống

Lượng vitamin D cần bổ sung trong 1 ngày

Bú mẹ hoàn toàn

400 IU

Bú mẹ + Sữa công thức

<1 lít sữa bổ sung vitamin D/ngày

400 IU

1 lít sữa bổ sung vitamin D/ngày

Không bổ sung

Sữa công thức hoàn toàn

<1 lít sữa bổ sung vitamin D/ngày

400 IU 

1 lít sữa bổ sung vitamin D/ngày

Không bổ sung

 

bổ sung Vitamin D cho bé

Trước khi bổ sung vitamin D cho bé, ba mẹ cần đến bác sĩ chuyên khoa nhi để nhận tư vấn.

5. Những lưu ý khác khi bổ sung Vitamin D cho bé

Bổ sung dư thừa Vitamin D: Hại nhiều hơn lợi

Tương tự như các dưỡng chất khác, thiếu hay dư thừa Vitamin D đều không tốt cho bé. Thế nhưng, ngộ độc vitamin D thường rất hiếm vì liều vitamin D ngộ độc rất cao so với nhu cầu bổ sung hằng ngày. Cụ thể, trẻ sẽ bị ngộ độc khi nhận từ 240.000 đến 4.500.000 IU vitamin D cho 1 ngày.

Các biểu hiện khi trẻ bị ngộ độc vitamin D có thể kể đến như:

  • Tăng canxi máu làm trẻ bỏ bú mẹ, hay nôn trớ.
  • Nghiêm trọng hơn có thể khiến trẻ bị vôi hóa mạch máu, sỏi thận, tổn thương tim mạch.
  • Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, không chịu vận động, chơi đùa.

Đừng quên bôi kem chống nắng cho bé

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và dễ bị tổn hại. Khi lớn thêm một chút, da bé cũng dần “dày” lên. Lúc này trẻ cần để tia nắng mặt trời có UVB chiếu trực tiếp lên một diện tích da gồm chân, mặt và tay từ 5-10 phút/2 đến 3 lần trong 1 tuần là đã có thể đủ lượng vitamin D cung cấp nhu cầu hằng ngày cho trẻ. Khi đó, ba mẹ sẽ không cần phải bổ sung vitamin D qua đường uống.

Tuy vậy, không phải vì thế mà ba mẹ có thể chủ quan. Trong ánh nắng mặt trời vẫn tìm ẩn nguy cơ gây cháy và ung thư da kể cả với người trưởng thành. Vì thế, nếu ra ngoài nắng trên 15 phút thì ba mẹ cần phải bôi kem chống nắng cho bé.

vitamin D cho bé

Ba mẹ nên thoa kem chống nắng toàn thân cho bé nếu ở ngoài nắng lâu.

Canxi từ sữa mẹ có đủ không?

Nguồn canxi trong sữa mẹ sẽ được lấy từ chế độ ăn hằng ngày. Nếu thiếu, cơ thể mẹ sẽ lấy canxi từ xương và răng của mẹ. Vì vậy bú sữa mẹ thường sẽ không thiếu canxi và dĩ nhiên là sữa công thức càng không thể thiếu (sữa công thức 125mg/100ml).

Khoa Nhi CarePlus: Giúp bố mẹ an tâm hơn khi chăm sóc trẻ nhỏ

Hệ thống Phòng khám quốc tế CarePlus được điều hành bởi Công ty TNHH CityClinic Việt Nam với 100% vốn nước ngoài. Trong đó, khoa nhi CarePlus cung cấp dịch vụ toàn diện bao gồm khám bệnh, khám tổng quátkhám chuyên khoa, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm, dịch vụ tiêm ngừa và theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ… Chưa dừng lại ở đó, các bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực nhi khoa sẽ giúp bạn theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ từ sơ sinh, nhũ nhi đến độ tuổi nhi đồng, thiếu niên, cũng như thăm khám, điều trị các bệnh lý ở trẻ như:

Bác sĩ

Kinh nghiệm

Ưu điểm

BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

Hơn 15 năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 1

  • Chuyên khám nhi tổng quát.
  • Khám sức khỏe và tư vấn Dinh dưỡng.
  • Các bệnh lý về Sốt, Sốt xuất huyết.
  • Các bệnh Huyết học cơ bản.

BS. Huyền Tôn Nữ Thụy My

  • Hơn 7 năm kinh nghiệm điều trị bệnh lý nội nhi.
  • Từng công tác tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 2.
  • Diễn giả về hen suyễn và bệnh lý đường thở của CLB hen suyễn TP. HCM
  • Chuyên các bệnh lý về hô hấp.
  • Tư vấn điều trị hen suyễn.
  • Khám sức khỏe cho bé.
  • Tư vấn dinh dưỡng.

BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

 

  • Hiện là nguyên trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Quận 2.
  • Hơn 9 năm kinh nghiệm công tác tại Khoa Nhi Bệnh viện Quận 2.
  • Học sau đại học tại Đại học Y Dược Tp. HCM.

 

  • Hồi sức sơ sinh.
  • Khám, điều trị, chẩn đoán, tư vấn các bệnh lý Nội nhi thường gặp.
  • Chuyên tư vấn dinh dưỡng và tiêm ngừa.

 

BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

Hơn 12 năm kinh nghiệm làm việc tại BV Nhi đồng 1 và Chứng Chỉ Đào Tạo Nhi Khoa sau đại học ( Sydney- Úc) 
 

  • Nội tổng quát nhi, tư vấn và điều trị các bệnh lý về thận – nội tiết.
  • Tư vấn dinh dưỡng.
  • Tư vấn tiêm ngừa.

THS. BS. Lê Thị Kim Dung

Hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tại:

  • BV Nhi đồng 1,
  • BV Đại học Y dược và các bệnh viện khác.

Sở hữu chứng chỉ đào tạo quốc tế về dinh dưỡng tại Israel.

Sở hữu chứng chỉ đào tạo y khoa liên tục về:

  • Bệnh lý hô hấp trẻ em.
  • Bệnh lý đường tiêu hóa.
  • Chủng ngừa.
  • Dị ứng.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Chuyên khám và tư vấn dinh dưỡng nhi.
  • Bệnh lý tiêu hóa
  • Điều trị dị ứng.
  • Bệnh lý đường hô hấp.

 

Bổ sung Vitamin D cho bé rất quan trọng đối với sự phát triển toàn vẹn của trẻ. Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc bé khoa học hoặc cách đặt lịch hẹn, ba mẹ có thể liên hệ với CarePlus thông qua:

-----

Ngoài ra, để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa (Tim mạch, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Tai Mũi Họng, Da liễu,...). Đăng ký TẠI ĐÂY 

 

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}