ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Chế độ ăn Keto và sức khoẻ tim mạch

Tạp chí Journal of Clinical Lipidology vừa đăng một bài khá hay có tựa "Chế độ ăn Keto không dành cho tất cả mọi người". Bài báo mô tả đại diện 5 trường hợp sử dụng chế độ ăn Keto này với kết quả là tăng cholesterol xấu - LDL lên gấp đôi, bất kể có bất thường về gen chuyển hóa lipid hay không. Các trường hợp này giảm nhanh LDL khi ngừng Keto.

Chế độ ăn Keto và sức khoẻ tim mạch

Hiện nay, ngày càng có nhiều chị em muốn giảm cân dựa theo các chế độ ăn được quảng cáo trên mạng. Nguyên tắc của Preventive Cardiology không cho phép bạn xài xể một chế độ ăn nào, vì đơn giản bệnh nhân phải có mong muốn giảm cân mới tìm đến những hướng dẫn này.

Để hiểu rõ mức độ có lợi và những hạn chế của chế độ ăn này, vui lòng ghi nhớ 8 lưu ý sau đây: 

1. Chế độ ăn chuẩn Keto là gì?

- Chế độ ăn có phân bố rất ít đường, tăng chất béo để giữ tổng calo tránh cảm giác đói khi giảm cân: đường 5%, đạm 25%, béo 70%.

2. Cách nhận biết người ăn Keto chuẩn?

- Họ không ăn bánh mì, cơm, đậu, ngũ cốc, khoai tây, trái cây. Lượng đạm giới hạn 25% nên họ ăn khá ít cá, thịt, gà, trứng, sữa (ăn nhiều mấy cái này không phải Keto).

3. Về giảm cân

- Lúc đầu sẽ giảm cân rất nhanh, chủ yếu là do mất nước qua đường tiểu. Tuy nhiên chỉ hiệu quả khi Keto cùng lúc với giảm tổng calo. Ngay cả khi giảm tổng calo, hiệu quả chỉ kéo dài khoảng 6 tháng với người tiểu đường và tối đa 2 năm với người không tiểu đường. Giai đoạn sau, chủ yếu giảm cân là do mất cơ bắp dẫn đến buộc phải tăng đạm nạp vào chấm dứt Keto).

4. Về giảm Triglyceride

- Các nghiên cứu cho thấy giảm lượng đường nhập vào thì tỉ lệ với giảm Triglyceride, do vậy ngay cả chế độ ít đường tăng đạm vẫn có thể giảm Triglyceride mà không cần Keto chuẩn.

5. Về giảm đường huyết

- Keto hầu như không có tác động đáng kể ở người không tiểu đường (không có bằng chứng giảm nguy cơ tiểu đường). Ở người tiểu đường có ghi nhận giảm HbA1C với biên độ nhỏ, hiệu quả kéo dài không quá 6 tháng.

6. Tăng LDL

- Vấn đề ở người ăn Keto là họ ăn chất béo nhiều nhưng thường chọn lầm chất béo bão hòa - loại chất béo nguy hiểm làm tăng LDL. Các nghiên cứu cho thấy ăn Keto lượng LDL sẽ không thay đổi (nếu ăn nhiều chất béo không bão hòa) hoặc tăng nhanh (nếu ăn nhiều chất béo bão hòa và trans fat).

7. Thiếu hụt các chất có lợi cho tim mạch

- Việc không ăn các loại đậu, cá, ngũ cốc, trái cây sẽ giảm lượng chất xơ và các chất chống oxy hóa bảo vệ tim mạch.

8. Tăng lượng protein từ động vật

- Do mất cơ bắp nên khuynh hướng của Keto sẽ là tăng dần lượng protein, đa số từ động vật. Màn phối hợp giữa protein động vật + chất béo bão hòa sẽ là một bàn thắng tai hại ghi vào lưới hệ tim mạch. 

LƯU Ý

Chế độ ăn Keto:

- Có thể mang lợi ích trước mắt nhưng không kéo dài lâu.

- Các nghiên cứu chưa cho thấy kết quả có lợi nhất quán trong thời gian dài. Hiện không được khuyến cáo áp dụng trong các hướng dẫn thực hành của Mỹ và châu Âu.

- TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÀNH CHO: người có tiền căn viêm tụy cấp do tăng Triglyceride, có gen tăng lipid máu gia đình, người đang dùng thuốc SGLT-2. Những người này mà Keto thì có nguy cơ nhiễm toan ceton acid. 

- CẦN THẬN TRỌNG HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ: Bệnh nhân xơ vữa động mạch, rung nhĩ xài kháng đông, suy tim, bệnh gan thận vì có thể làm mỡ máu rối loạn, thay đổi tác dụng thuốc đang sử dụng.

- NGƯỜI KHÔNG CÓ BỆNH, MUỐN GIẢM CÂN: Tốt nhất vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định tham gia một chế độ ăn giảm cân nào đó.

Bài viết liên quan

Bệnh xơ vữa động mạch và TOP 6 điều cần biết
Xơ vữa động mạch là bệnh lý vô cùng nguy hiểm bởi người mắc bệnh hầu như không có biểu hiện gì cho đến khi bệnh đã trở nặng. Tuy nhiên, chính sự diễn biến âm thầm này là nguyên nhân khiến nhiều người đứng trước nguy cơ bị đau tim, đột quỵ, cắt cụt chân, tàn tật và thậm chí tử vong.

Bệnh hở van tim: triệu chứng sớm nhất và cách điều trị
Bệnh hở van tim rất thường gặp, có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động tim cũng như sức khỏe. Vì vậy, cho dù hở van tim nhẹ cũng cần tầm soát và điều trị sớm.

Các bệnh tim bẩm sinh thai nhi có chữa được không?
Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật về tim được hình thành từ lúc bé còn trong bụng mẹ và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

Bệnh nhân Tim mạch và những điều cần biết trước khi tiêm ngừa vaccine Covid-19
Thành phố Hồ Chí Minh đang bước vào đợt tiêm vaccine ngừa Covid-19 mới cho đối tượng từ 65 tuổi trở lên cũng như những đối tượng khác có bệnh nền mạn tính (trong đó có bệnh tim mạch). Thạc sĩ - Bác sĩ Phùng Ngọc Minh Tấn, khoa Tim mạch Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus, đã giải đáp một số thắc mắc cần thiết cho bệnh nhân tim mạch trước khi tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}