ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Cẩn thận bệnh hô hấp “rình rập" trẻ em mùa cuối năm, ba mẹ nên làm gì để phòng bệnh cho bé?

Bệnh hô hấp là một trong bệnh lý trẻ nhỏ dễ mắc phải. Nhất là vào thời điểm cuối năm chuyển lạnh, nhiệt độ xuống thấp là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi rút gây các bệnh về đường hô hấp phát triển và tấn công trẻ em có sức đề kháng yếu. Vì vậy, ba mẹ nên lưu ý các triệu chứng và và xử trí điều trị các bệnh lý tai mũi họng cho trẻ đúng cách để tránh dẫn tới các biến chứng.

Cẩn thận bệnh hô hấp “rình rập" trẻ em mùa cuối năm, ba mẹ nên làm gì để phòng bệnh cho bé?

06/01/2023 2:47:52 CH

Nhận biết các triệu chứng bệnh hô hấp ở trẻ em ba mẹ cần lưu ý

Theo TTƯT. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, “Do đặc điểm đường thở của trẻ nhỏ ngắn và hẹp nên dễ tiếp xúc mầm bệnh hơn. Đặc biệt là trẻ em có hệ miễn dịch còn non nớt nên sức đề kháng yếu, dẫn đến trẻ em không đủ sức chống đỡ với sự tấn công của các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

Cũng theo BS Dũng, có hai nhóm bệnh chính mà trẻ thường mắc phải là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính (như viêm hô hấp trên, viêm mũi, viêm phổi), các bệnh dị ứng đường hô hấp (như viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng, hen suyễn, viêm họng, viêm tai giữa). Cha mẹ có thể phát hiện sớm các bệnh lý tai mũi họng của trẻ qua một số biểu hiện sau:

- Trẻ phải thở bằng miệng nên họng khô, rát. Chất nhầy của mũi chảy xuống họng làm cho trẻ vướng họng hay ho và hay bị trớ.

- Tiếng nói không được rõ các phụ âm M, N (M đọc thành B và N đọc thành Đ), trẻ nói giọng đặc biệt gọi là giọng mũi tắc.

- Ngạt tắc mũi cũng hay gây ra tắc vòi tai, nên trẻ có thể bị nghễnh ngãng và ù tai, gọi trẻ lúc nghe được lúc không, học sẽ sút kém.

- Nếu viêm mũi họng do vi khuẩn, dịch mũi có màu vàng xanh, ngày càng đặc dần. Biểu hiện hay gặp ở trẻ em là hiện tượng "thò lò mũi xanh". Sau vài ba ngày đến một tuần, nếu không điều trị kịp thời sẽ xuất hiện triệu chứng viêm mũi họng cấp như sốt, ngạt tắc mũi, ho có đờm vàng xanh... hoặc viêm tai giữa (trẻ quấy khóc, sốt cao, kêu đau tai thậm chí chảy mủ tai...).

Phòng tránh và điều trị bệnh hô hấp cho trẻ đúng cách

PGS. TS. BS Phạm Thị Bích Đào - Giảng viên cao cấp bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ cho ba mẹ cách phòng tránh bệnh lý tai mũi họng cho trẻ như sau:

- Đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra đường, vì môi trường Việt Nam hiện tại bị ô nhiễm nặng nề do bụi xây dựng, xăng, hoá chất...

- Hạn chế đưa trẻ vào những chỗ đông người, vì dễ làm cho trẻ bị lây nhiễm khi cơ thể chưa đủ sức đề kháng.

- Giữ ấm vùng cổ, ngực và bụng cho trẻ khi trời lạnh.

- Tránh để trẻ ở những nơi có gió lùa.

- Nên đi khám để trẻ được điều trị sớm các triệu chứng của mũi họng. Điều trị tốt các ổ viêm nhiễm ở mũi họng, răng miệng

- Ba mẹ cần biết cách nhỏ mũi cho trẻ, hướng dẫn đúng cho trẻ cách xì mũi để không đẩy mủ và vi trùng lên tai giữa hoặc vào xoang.

- Không nên bơm rửa mũi nhiều hoặc xì mũi mạnh nhất là đối với trẻ em vì nếu thực hiện không đúng động tác này, vô tình có thể đưa vi khuẩn vào tai hoặc vào xoang, hoặc xuống phế quản..

Lưu ý thêm, nếu điều trị các triệu chứng này không đúng, như việc dùng thuốc giảm ho loại ức chế trung tâm hô hấp, sẽ làm mất khả năng bảo vệ phổi của trẻ qua phản xạ ho tống dịch ra ngoài, dẫn đến các biến chứng như: Viêm phế quản, viêm phổi… Cần phải theo dõi cẩn thận nếu thấy xuất hiện các triệu chứng biểu hiện của bội nhiễm vi khuẩn như: Nước mũi vàng xanh, hơi thở hôi… phải dùng kháng sinh kịp thời. Tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ đi khám ngay mỗi khi trẻ bị bệnh để có được lời khuyên chính xác. Phải tuyệt đối tin tưởng và làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Tại phòng khám quốc tế CarePlus uy tín và chuyên nghiệp, ba mẹ có thể yên tâm đưa bé đến thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Ngoài các dịch vụ khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, đội ngũ bác sĩ nhi khoa dày dặn kinh nghiệm sẽ trực tiếp tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc trẻ khoa học tại nhà, cách phòng ngừa các bệnh lý hay gặp,... Từ đó giúp cha mẹ chủ động biết cách giúp con mình có được sự chăm sóc toàn diện về thể chất và tinh thần.

Nguồn thông tin: Suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan

10 bệnh tai mũi họng thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả
Tai mũi họng là bệnh thường gặp, nhất là vào thời điểm giao mùa. Vì vậy, rất nhiều người nghĩ rằng đau họng, viêm mũi là những bệnh xoàng xĩnh, có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh ở tai mũi họng là dấu hiệu cảnh báo và là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm.

5 Bệnh Truyền Nhiễm Nguy Hiểm Ở Trẻ Em Cần Đề Phòng Ngay
Bộ Y tế khuyến cáo các bệnh truyền nhiễm bao gồm: sốt xuất huyết, sởi, cúm A, viêm đường hô hấp và tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng trở lại trong những tuần gần đây. Ba mẹ cần lưu tâm ngay đến những triệu chứng của bệnh, bình tĩnh nhận diện đúng để có hướng chăm sóc và điều trị phù hợp.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

Khám bệnh Hô hấp (Hen suyễn, COPD,...)
Các bệnh hô hấp thường gặp bao gồm: viêm phế quản cấp, viêm phổi do các loại vi khuẩn, virus; hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi. Các bệnh này chiếm khoảng 80% số các bệnh lý hô hấp, bên cạnh đó, còn nhiều bệnh hô hấp khác, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ ít hơn, như: giãn phế quản, viêm phổi kẽ, bụi phổi, các biểu hiện phổi trong các bệnh hệ thống, nội tiết, cơ xương khớp, thận…Hầu hết các bệnh lý hô hấp đều có biểu hiện ho, khạc đờm, đau ngực hoặc khó thở, sốt,...tùy theo từng bệnh lý cụ thể, mà các triệu chứng có thể có những biểu hiện, diễn biến khác nhau. Chình vì vậy, đừng chần chừ thăm khám với bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào liên quan đến hô hấp để được phát hiện sớm bệnh và có kế hoạch điều trị kịp thời. ₫300.000

Khám bệnh Hô hấp (Ho, Hen suyễn...)
Khò khè, Cảm lạnh, Nấc cụt, Nhiễm trùng đường hô hấp,...là những vấn đề Hô hấp thường gặp ở trẻ em. Bệnh hô hấp ảnh hưởng đến nhiều sức khỏe tổng thể của trẻ. Dịch vụ khám tư vấn từ xa các bệnh Hô hấp nhi của CarePlus giúp kết nối ba mẹ và những người chăm sóc trẻ với các bác sĩ Nhi khoa tận tâm và giàu kinh nghiệm hàng đầu của CarePlus, để hướng dẫn ba mẹ các biện pháp chăm sóc đúng cách và tư vấn cụ thể để ba mẹ cám thấy an tâm hơn trong giai đoạn dịch bệnh. ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}