ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

5 nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân COVID-19 cách ly tại nhà

Nếu bạn đang phải cách ly tại nhà theo diện F0, F1, đừng quên dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn có thêm cơ hội vượt qua căn bệnh này. Dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện “hàng rào” bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày,…

5 nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân COVID-19 cách ly tại nhà

26/08/2021 9:41:35 SA

5 Nguyên tắc Dinh dưỡng 

1. Cung cấp đầy đủ năng lượng, bổ sung 4 nhóm chất, ăn 3 bữa chính và ăn thêm các bữa phụ, cố gắng ăn đa dạng các loại thực phẩm mỗi ngày.

2. Uống nhiều nước, có thể bổ sung nước trái cây như cam, chanh, nước ép rau củ quả hoặc sinh tố. Lưu ý: Đối với trẻ em và người cao tuổi cần bổ sung nước thường xuyên chứ không đợi cảm giác khát.

3. Ăn các loại trái cây, rau, các loại đậu (đậu lăng, đậu xanh), các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt (ngô chưa chế biến, lúa mì, gạo lứt).

4. Đối với người cao tuổi, trẻ nhỏ, người mắc các bệnh mạn tính, người thiếu cân có thể bổ sung thêm các chế phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng và đạm như ngũ cốc, sữa và sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,…

5. HẠN CHẾ:

- Đường, bánh ngọt, nước ngọt, đồ ăn dầu mỡ, chiên xào

- Ăn mặn (mỗi ngày dùng <5g muối ~ khoảng 1 thìa cà phê)

- Các chất kích thích: bia, rượu,…

Vai trò của các loại thực phẩm:

1. Tinh bột: Cung cấp năng lượng cho cơ thể

2. Chất Đạm (hay còn gọi là Protein): Giúp duy trì hệ miễn dịch và giúp nhanh lành bệnh. Nguồn thực phẩm giàu đạm: đạm động vật (như các loại cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa…) và đạm thực vật (từ các loại đậu, đỗ…).

3. Chất béo: Cung cấp năng lượng, giúp trao đổi chất cho cơ thể, Omega-3 hỗ trợ miễn dịch

4. Vitamin và Khoáng chất:

  • Vitamin A: Giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Nguồn thực phẩm giàu Vitamin A: Gan động vật, lòng đỏ trứng. Vitamin A dưới dạng Beta-caroten như: đu đủ, cà rốt, khoai lang, bí ngô, cam, xoài, gấc, bông cải xanh, rau cải bó xôi…
  • Vitamin C: Giúp nâng cao miễn dịch, giảm triệu chứng viêm. Nguồn thực phẩm giàu Vitamin C: Hoa quả, trái cây và rau tươi như: cam, quýt, bưởi, ổi, đu đủ, xoài, táo, nho, kiwi, cà chua, súp lơ, củ cải, rau ngót, ớt chuông, rau chân vịt…
  • Vitamin D: Kích hoạt hệ thống miễn dịch. Nguồn Vitamin D từ ánh sáng mặt trời: Bố trí cách ly ở khu vực thông thoáng, nên có khu vực riêng/ lô gia có ánh nắng mặt trời hoặc phòng riêng có cửa sổ, để bệnh nhân có thể tiếp xúc với ánh nắng 15-30 phút mỗi ngày. Ngoài ra, có thể tăng cường các thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, lòng đỏ trứng, cá và các thực phẩm được bổ sung vitamin D (các loại sữa, ngũ cốc)…
  • Vitamin E: là chất chống oxy hóa mạnh, giảm nhiễm khuẩn đường hô hấp, hỗ trợ miễn dịch và kháng thể. Nguồn thực phẩm giàu Viatmin E: Các loại hạt như hạt hướng dương, các sản phẩm từ đậu nành, lúa mì, giá đỗ, rau mầm, rau chân vịt…
  • Sắt và Kẽm: Giúp duy trì hoạt động của hệ miễn dịch. Nguồn thực phẩm giàu Sắt và Kẽm: Các loại thịt gia cầm (gà…) và các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu, cua, sò…Gan động vật và thịt nạc cũng rất giàu sắt dễ hấp thu.
  • Selen: Giúp nâng cao miễn dịch. Nguồn thực phẩm giàu Selen: Gạo lức, gạo lật nảy mầm, gạo mầm, cá, tôm, rong biển…
  • Gia vị: Các loại gia vị có tính kháng khuẩn, kháng viêm giúp nâng cao miễn dịch như tỏi, gừng, hành tây, hành lá, ớt,…

----

Đừng lo lắng và hoảng sợ nếu bị nhiễm Covid-19 hoặc tiếp xúc gần với người bệnh Covid-19. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm của CarePlus luôn sẵn sàng trợ giúp dù bạn đang ở bất cứ đâu qua chương trình HỖ TRỢ THEO DÕI & TƯ VẤN Y TẾ TỪ XA CHO NGƯỜI ĐANG CÁCH LY TẠI NHÀ, bao gồm dịch vụ 1 lần tư vấn và gói 7 lần tư vấn trong 8 ngày. Tìm hiểu thêm và đăng ký TẠI ĐÂY

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}