BOOK AN APPOINTMENT

Vì Sao Phụ Nữ Nên Đi Khám Sức Khỏe Định Kỳ?

Vì Sao Phụ Nữ Nên Đi Khám Sức Khỏe Định Kỳ?

1/17/2018 9:43:47 AM

Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, phụ nữ Việt phải đối mặt với các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn do lối sống hiện đại. Thức khuya, làm việc quá sức, thói quen ăn uống không lành mạnh, ít thời gian chăm sóc sức khỏe cho bản thân khiến nhiều phụ nữ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ, xương khớp, ung thư,...

Những con số thống kê cho thấy:

  • Cứ 8 phụ nữ có 1 người mắc ung thư vú;
  • Cứ 4 phụ nữ có 1 người tử vong vì các bệnh tim mạch;
  • Cứ 3 phụ nữ có 1 người thừa cân béo phì;
  • Cứ 3 phụ nữ có 1 người mắc các bệnh về răng, lợi;
  • 47% phụ nữ mắc các bệnh đường hô hấp: hen suyễn, khí phế thũng, viêm phế quản mãn tính, viêm xoang,…;
  • 59% phụ nữ 65+ tuổi mắc bệnh viêm khớp…

Phòng bệnh hơn chữa bệnh! Với nhiều bệnh lý nguy hiểm không thể hiện triệu chứng, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện, ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Giống như việc bạn đưa xe máy đi bảo trì trước khi nó bị hỏng.

Mặc dù một số bài kiểm tra có thể gây khó chịu nhưng bạn sẽ có cơ hội nhìn lại lối sống, tiền sử bệnh của mình và của gia đình để tìm ra bạn có rủi ro sức khỏe nào hay không.

Nhiều chị em lo ngại rằng, một lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ thường mất nhiều thời gian hoặc chỉ là khám sơ sài để có nhanh kết quả. Trên thực tế, một bài kiểm tra sức khỏe thường bao gồm:

  • Cập nhật bệnh án và kiểm tra các vấn đề sức khoẻ
  • Xét nghiệm, sàng lọc nếu cần
  • Theo dõi sau thăm khám nếu phát hiện có vấn đề
  • Cho lời khuyên và thông tin về cách cải thiện sức khoẻ của bạn

Chỉ một số bài kiểm tra sức khoẻ đặc thù được đề nghị ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nhu cầu của bản thân và để không mất thời gian vào những xét nghiệm, can thiệp không cần thiết.

1. Ở mọi độ tuổi

Khám sức khỏe định kỳ hàng năm là cách tốt nhất để phát hiện các thay đổi bất thường về sức khoẻ trước khi chúng tiến triển thành những vấn đề nghiêm trọng hơn. Hãy chắc chắn rằng những bài kiểm tra sức khỏe sau đây được thực hiện ít nhất mỗi năm 1 lần: đo huyết áp, xét nghiệm máu, kiểm tra vú lâm sàng, phân tích nước tiểu, đo cân nặng.

Ở mọi độ tuổi, chúng ta đều cần tìm hiểu tiền sử bệnh gia đình (cả bên nội và ngoại) để giúp các bác sĩ xác định rủi ro sức khỏe của bạn. Nên kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý và tránh xa thuốc lá để không mắc các bệnh như tiểu đường tuýp 2, bệnh tim, cao huyết áp, viêm khớp, ngưng thở khi ngủ và ung thư.

2. Phụ nữ 20-30 tuổi

Đây là giai đoạn tràn đầy năng lượng nhất trong cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, các chị em phụ nữ vẫn có thể gặp các rủi ro sức khỏe như u ác tính, ung thư cổ tử cung, cholesterol cao, các vấn đề kinh nguyệt, mang thai lần đầu…

Trong độ tuổi này, chị em cần chú ý tự khám vú tại nhà ít nhất 1 tháng/lần và đến gặp bác sĩ 2-3 năm/lần để kiểm tra kỹ hơn về nguy cơ mắc các bệnh ở tử cung, buồng trứng, phần ngực và các bệnh lây qua đường tình dục

3. Phụ nữ 30-40 tuổi

Ở độ tuổi này, bạn có thể vẫn còn tràn đầy năng lượng như tuổi 20, nhưng cơ thể bạn đã bắt đầu thay đổi và gặp nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng hơn như: ung thứ vú, ung thư cổ tử cung, tiểu đường type 2, bệnh xương khớp, bệnh về da và khó khăn trong việc mang thai.

Hãy chắc chắn sức khỏe của bạn được chăm sóc và kiểm tra định kỳ sức khỏe tại nhà ít nhất 1 tháng/lần và kiểm tra ở bệnh viện 6 tháng/lần. 2-5 năm nên đi khám cổ tử cung, pap smear, đường máu, cholesterol. Nếu cần thì kết hợp khám vô sinh, hiếm muộn chụp quang tuyến vú, tư vấn di truyền…

Ngoài ra, trong độ tuổi này, chị em nên tập kiểm soát thói quen ăn uống vì quá trình trao đổi chất của cơ thể bắt đầu chậm lại. Nên bổ sung thức ăn chứa nhiều chất chống oxy hóa để bảo vệ da và ưu tiên cuộc sống thư giãn, vui vẻ.

4. Phụ nữ 40-50 tuổi

Bước sang tuổi 40 là cột mốc quan trọng với nhiều thay đổi lớn trong cuộc sống. Một trong những điều không thể tránh khỏi đó là kỳ mãn kinh, kéo dài khoảng 6 năm hoặc lâu hơn, đi kèm với các rủi ro sức khỏe như: bệnh tim mạch, bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng

Phụ nữ ở độ tuổi này cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 năm/lần để khám vú lâm sàng, đo huyết áp, xét nghiệm máu, cholesterol, chụp quang tuyến vú, các bệnh về mắt. Và 5 năm/lần để khám cổ tử cung, pap smear, đường máu, nội soi đại tràng. Có thể tham vấn bác sĩ về các vấn đề mãn kinh và buồng trứng.

Trong độ tuổi này, cơ thể sẽ bắt đầu mất cơ. Hãy vận động, tập luyện thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa mất cơ bắp và chứng loãng xương.

5. Phụ nữ 50+ tuổi

Không ít phụ nữ ở độ tuổi này vẫn có thể “enjoy” cuộc sống của họ nếu biết cách chăm sóc sức khỏe tốt và kiểm soát các nguy cơ sức khỏe cho đến cuối đời. Các bài kiểm tra cần thiết phải có là ung thư đại tràng, ung thư buồng trứng, tim mạch, loãng xương,…

Tuổi tác sẽ làm bạn cảm thấy không còn hứng thú với việc tập thể dục. Hãy chọn những môn thể thao nhẹ nhàng và có thể trò chuyện, kết nối với mọi người xung quanh như đi bộ, hít thở yoga.

Giấc ngủ có thể trở nên khó khăn hơn ở tuổi 50. Bạn có thể đi ngủ sớm hơn mọi ngày 15 phút hoặc dậy muộn hơn 15 phút, miễn sao đủ 7-9 giờ mỗi ngày.

Recent posts

DO NOT UNDERESTIMATE THE SIGNS AND COMPLICATIONS OF CHICKENPOX
Chickenpox in young children is not only a nightmare, leaving scars on the skin, but it can also easily spread to others in a short period. Despite many people thinking it's just a case of water blisters, chickenpox can lead to dangerous complications such as pneumonia, encephalitis, and even death. Hot and humid weather is when this disease is most rampant.

By DR. DANG NGOC VAN ANH

5 Things to Know About HPV Vaccination for Preventing Cervical Cancer
The HPV vaccine can prevent more than 90% of HPV-related cancer cases. HPV spreads through skin-to-skin contact or sexual activity. Prevention is better than cure - actively preventing HPV early on is an effective, safe, and easy solution to reduce the risk of contracting the disease. This invisible shield of prevention will not only protect yourself but also your family and the surrounding community.

BE AWARE OF SHOULDER TENDONITIS - A COMMON WORK-RELATED INJURY
Office workers who work at a computer 8 hours a day and have a bad sitting posture are susceptible to shoulder tendonitis. MSc, 1st Degree Specialist Doctor NGUYEN VAN HOANG TAM—Musculoskeletal Medicine at CarePlus has helpful information on this topic.

TOP 10 EMPLOYEE HEALTH ISSUES IN THE FIRST QUARTER OF 2024
According to internal data, in the first quarter of 2024, CarePlus recorded high rates of dental health problems, ophthalmology problems, and dyslipidemia (48 – 84%). This is not only a health issue but also a signal for each employee to adjust their working and living habits. To preserve your health and energy for work, please seek advice from experts at CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Register name') }}
*{{ errors.first('form-1.Phone') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Patient info:
*{{ errors.first('form-1.Patient name') }}