ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Suy dinh dưỡng trẻ em không đơn giản như mọi người lầm tưởng

Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

Suy dinh dưỡng trẻ em không đơn giản như mọi người lầm tưởng

24/10/2019 4:06:22 CH

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), suy dinh dưỡng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Có đến 45% trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do suy dinh dưỡng gây ra. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng và làm thế nào để phòng tránh tình trạng này?

suy dinh dưỡng ở trẻ em

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thấp còi ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao, khoảng 24,3%

1. Suy dinh dưỡng trẻ em là gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt về protein - năng lượng và các vi chất dinh dưỡng gây ra do giảm tiêu thụ thực phẩm hoặc do bệnh tật. Có 2 loại suy dinh dưỡng chính, bao gồm:

  • Suy dinh dưỡng protein – năng lượng (PEM).  
  • Thiếu vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất).

2. Nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ?

Suy dinh dưỡng ở trẻ có thể gây ra bởi một hoặc đồng thời các nguyên nhân sau:

  • Bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng.
  • Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của bé kém.
  • Cai sữa mẹ sớm, cho ăn dặm không phù hợp thường không nhận được đầy đủ dưỡng chất.
  • Tâm lý sợ hãi do phụ huynh ép ăn khiến cho bé bị biếng ăn.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em

Ép ăn là một trong những sai lầm thường gặp của bố mẹ khi thấy trẻ biếng ăn

3. Cách nhận biết trẻ đang bị suy dinh dưỡng

Chậm tăng trưởng: Không tăng trưởng với tốc độ dự kiến ​​hoặc không tăng cân như thường lệ có thể là dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ. Thế nhưng, tốc độ tăng trưởng của bé còn phụ thuộc theo từng độ tuổi. Theo ThS. BS. Lê Thị Kim Dung (Khoa Nhi - Hệ thống Phòng khám quốc tế CarePlus), trước 1 tuổi, bé tăng trưởng rất nhanh, thậm chí tăng từ 7 – 8 kg/năm. Thế nhưng sau 1 tuổi, tốc độ của bé sẽ dần chậm đi. Đây là phát triển sinh lý bình thường nên bố mẹ cần chú ý để phân biệt. Tốt nhất là ba mẹ sẽ theo dõi tốc độ tăng trưởng của con theo biểu đồ tăng trưởng của WHO, nếu đường biểu diễn tăng trưởng của con đi ngang hoặc đi xuống thì cần đưa con đi khám.

Các dấu hiệu nguy cơ thiếu dinh dưỡng: da xanh xao, dễ mệt mỏi, ăn uống kém, tiêu phân sống, rối loạn tiêu hoá, thường hay bị bệnh, sức đề kháng kém…

4. Vì sao suy dinh dưỡng ở trẻ em nguy hiểm?

Suy yếu hệ miễn dịch: Suy dinh dưỡng do thiếu vi chất (kẽm, sắt, vitamin…) sẽ làm cho hệ thống miễn dịch dần yếu đi. Lúc này, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng nhiều hơn bao giờ hết. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. 

Gây chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ: Nếu bị nhiễm trùng đường tiêu hóa đồng thời với suy dinh dưỡng, cơ thể trẻ sẽ không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Từ đó gây chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ. 

Các vấn đề về sức khỏe khác: Thiếu các vi chất khiến sức khỏe của trẻ ngày càng tồi tệ hơn. Ví dụ, thiếu vitamin A gây ảnh hưởng xấu đến thị giác của trẻ; trong khi đó, thiếu protein và kẽm còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xương…

Suy dinh dưỡng ở trẻ

Suy dinh dưỡng có thể khiến bé thấp hơn những bạn cùng trang lứa

5. Phòng ngừa và khắc phục suy dinh dưỡng ở trẻ em như thế nào?

Suy dinh dưỡng ở trẻ em ở thể phòng ngừa và khắc phục. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bố mẹ:

  • Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng ngay từ khi sinh ra do mẹ bị thiếu dưỡng chất trong quá trình mang thai là rất cao. Vì thế nên chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong khi mang thai và theo dõi thai kỳ đầy đủ. 
  • Sữa mẹ rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ dưỡng chất dành cho trẻ nhỏ. Vì thế nên nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu trong 6 tháng đầu.
  • Ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có nhu cầu dưỡng chất khác nhau. Vì thế, bố mẹ cần lưu ý để cung cấp đủ các dưỡng chất tùy theo độ tuổi của trẻ.  
  • Vận động giúp tiêu hao năng lượng hiệu quả và hỗ trợ cho trẻ tăng trưởng khỏe mạnh. Do đó, hãy khuyến khích bé vận động để tăng cảm giác thèm ăn, giúp trẻ khỏe mạnh.
  • Biếng ăn do tâm lý là một trong những loại biếng ăn khó điều trị nhất và gây hệ quả lâu dài. Thay vì ép bé ăn, bạn nên tạo bầu không khí vui vẻ và luôn sáng tạo các món ăn mỗi ngày để kích thích bé ăn tự nhiên.

6. Tầm soát suy dinh dưỡng và thiếu vi chất hiệu quả tại hệ thống phòng khám quốc tế CarePlus

Trên thực tế, mặc dù cùng độ tuổi, giới tính nhưng nhu cầu dinh dưỡng của từng trẻ cụ thể sẽ khác nhau, cũng như các vấn đề về dinh dưỡng như sở thích ăn uống, lý do biếng ăn,… của mỗi trẻ cũng khác nhau. Trong khi đó, các tư vấn dinh dưỡng theo độ tuổi (bao gồm tháp dinh dưỡng) lại mang tính chất cộng đồng và tham khảo. Tốt nhất, trực tiếp thực hiện tầm soát sẽ giúp phụ huynh đánh giá một cách chính xác tình trạng của bé và có được sự điều chỉnh hợp lý nhất.

Gói khám tầm soát suy dinh dưỡng và thiếu vi chất hiệu quả tại khoa Nhi hệ thống phòng khám quốc tế CarePlus là giải pháp tối ưu dành cho bố mẹ hiện đại. Thông qua các xét nghiệm, khai thác tiền sử phát triển/chế độ dinh dưỡng trước đây và đánh giá tình trạng dinh dưỡng, bố mẹ sẽ biết bé có đang bị suy dinh dưỡng hay không hoặc mức độ suy dưỡng (nếu có). Trong đó nổi bật là phương pháp đánh giá chế độ ăn chuyên sâu - CarePlus 24h Recall:

  • Giúp khắc họa rõ nét nhất những khiếm khuyết trong chế độ ăn của bé.
  • Tìm được đúng nguyên nhân cho những vấn đề dinh dưỡng và đưa ra giải pháp phù hợp.

Đặc biệt, đây là phương pháp hiện được áp dụng duy nhất và độc quyền tại tất cả phòng khám thuộc CarePlus Clinics Vietnam.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em

Gói khám tầm soát suy dinh dưỡng và thiếu vi chất sẽ giúp bố mẹ xác định được tình trạng hiện tại của bé

7. Những thắc mắc thường gặp về suy dinh dưỡng ở trẻ em?

Suy dinh dưỡng ở trẻ có mấy cấp độ

Dựa vào tiêu chuẩn cân nặng/tuổi, suy dinh dưỡng được chia làm 3 độ:

  • Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi
  • Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi
  • Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.

Trẻ kén ăn có bị suy dinh dưỡng không?

Theo NCBI, thói quen kén ăn ở trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng đến chất lượng phát triển, mức độ hoạt động thể chất và tình trạng sức khỏe chung, bao gồm cả suy dinh dưỡng. Vì thế cha mẹ không nên chủ quan mà cần tìm giải pháp để khắc phục tình trạng kén ăn ở trẻ. Các Bác sĩ có thể giúp hướng dẫn cha mẹ cách tiếp cận tốt nhất để đạt được chế độ dinh dưỡng tốt hơn cho trẻ kén ăn.

Phân biệt suy dinh dưỡng và còi xương

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein - năng lượng và kèm theo thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trạng. Biểu hiện của suy dinh dưỡng ở trẻ là thiếu cân nặng hoặc chiều cao thấp hơn so với trẻ cùng tuổi, cùng giới (chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2006 với trẻ dưới 5 tuổi). Ngoài ra, suy dinh dưỡng có thể kèm còi xương hoặc không

Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D. Viện Dinh dưỡng cho biết, còi xương không chỉ gặp ở những trẻ suy dưỡng mà còn có thể xuất hiện ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do ở những trẻ này nhu cầu về canxi, phốt pho cao hơn trẻ bình thường.

Để được tư vấn về suy dinh dưỡng hoặc các gói khám sức khỏe khác cho trẻ, khách hàng vui lòng truy cập vào Website CarePlus hoặc liên hệ qua:

Bài viết liên quan

LỊCH TIÊM PHÒNG CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ MỚI NHẤT NĂM 2020
Cập nhật lịch tiêm chủng cho trẻ dưới và trên 1 tuổi năm 2020 - 2021 mới nhất cũng như một số thay đổi trong danh sách vaccine cần thiết cho trẻ sơ sinh.

Thừa cân béo phì ở trẻ em và những biến chứng nguy hiểm
Điều trị béo phì ở trẻ em vô cùng cần thiết bởi béo phì làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, hô hấp, tiêu hóa, cơ xương, dậy thì sớm…

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}