ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Nước giải khát có đường - Tại sao nên tránh?

Nước giải khát có đường - Tại sao nên tránh?

Hãy nhìn vào dữ liệu những ca nặng và tử vong ở Mỹ và châu  u trong cả năm qua: covid tập trung đánh mạnh, tàn phá, gây biến chứng nặng đối với những người có sẵn vấn đề tim mạch-chuyển hoá [tức là béo phì, tiểu đường, huyết áp, rồi dẫn đến xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch].

Bệnh tim mạch-chuyển hoá lại có nguồn căn từ lối sống chạy theo năng suất lao động, thực phẩm và lối ăn uống thiên về cung cấp nhiều và nhanh [năng lượng] để cỗ-máy-người chạy. Mà bỏ qua [nguyên liệu] cần thiết của cơ thể con người.

Lối ăn uống đó gây hại cho cơ chế chuyển hoá bình thường của cơ thể, dần dà dẫn đến béo phì, tăng đường huyết, tăng cholesterol máu, tăng huyết áp, và bệnh tim mạch.

Đường (sugar) và thức uống có đường (sugar added drinks) như nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây đóng chai, trà sữa... chính là loại thực phẩm này.

Bạn làm việc thấy mệt mỏi, uống một ly trà sữa hay chai coca thấy khoẻ ngay. Là vì [năng lượng] do lượng đường trong chai nước đó quá lớn, giúp não bạn ngay lập tức chạy maxspeed. Nhưng cùng lúc cũng ảnh hưởng xấu cho cả cơ thể bạn.

Một chai nước ngọt chứa khoảng 9-10 muỗng cafe đường. Một ly trà sữa trân châu chứa khoảng 18-19 muỗng cafe đường. Hãy nghĩ đến số lượng đường này!

Nước giải khát có đường bao gồm rất nhiều loại như nước ngọt có ga, nước trái cây, trà sữa, trà xanh đóng chai, nước tăng lực,... Sử dụng nhiều các loại thức uống này làm tăng nguy cơ đái tháo đường lên 26% so với người không sử dụng.

Vậy tại sao cần tránh sử dụng các loại thức uống này?

Lượng đường trong nước giải khát thường không nhìn thấy rõ như trong đồ ăn và bạn dễ dàng tiêu thụ nhanh chóng một lượng lớn

Thử tượng tượng bạn ngồi ăn hết 10 muỗng cafe đường một lúc, nghe không có gì hấp dẫn cả. Nhưng nếu với 10 muỗng đường đó, bỏ thêm vào nước, khí CO2, hương liệu, caffeine, một vài công thức bí quyết riêng, chúng ta sẽ có một lon nước giải khát hấp dẫn, có thể uống hết dễ dàng. Nhưng nhiều người không ngờ rằng, 10 muỗng đường cũng chính là lượng đường tối đa nên dùng trong cả chế độ ăn trong 1 ngày. Còn khi bạn uống một ly trà sữa (chưa tính trân châu), lượng được tiêu thụ sẽ vào khoảng 18 muỗng đường!

Nước giải khát có đường chỉ cung cấp đường và năng lượng (calories), ngoài ra hầu như không có chất dinh dưỡng nào

Đây là điều tối kỵ với người đang giảm cân vì mục tiêu của giảm cân là cung cấp vừa đủ năng lượng để cơ thể vẫn hoạt động ổn định mà phải thấp hơn số năng lượng tiêu hao. Nước giải khát chỉ làm bạn nạp thêm năng lượng một cách nhanh chóng, dễ dàng nhưng không cung cấp protein, chất xơ do vậy làm bạn phải ăn thêm nữa mới không thấy đói. Hậu quả là lượng năng lượng nạp vào luôn nhiều hơn lượng năng lượng thực sự cần thiết, dẫn tới tăng cân.

Nước giải khát có đường là nguồn thức ăn chứa đường phổ biến trong chế độ ăn người châu Á

Khi được bác sĩ khuyên giảm chất bột đường, bệnh nhân thường nghĩ tới chuyện bớt ăn cơm đầu tiên. Điều này hoàn toàn đúng vì cơm là nguồn tinh bột chủ yếu ở người châu Á. Tuy nhiên, các thức uống có đường cũng là nguồn đường rất quan trọng cần cắt giảm. Thức uống có đường chiếm tới 1/3 lượng đường hàng ngày ở các nước châu Á và hầu như không cung cấp dinh dưỡng có lợi nào. Do đó, thức uống có đường nên là đích nhắm đầu tiên trong quá trình thay đổi chế độ ăn.

Nếu chuyển sang các loại nước giải khát không đường, "zero calories” thì có lợi ích gì không?

Các loại thức uống này sẽ thay thế đường bằng các chất làm ngọt nhân tạo như Aspartame. Nghiên cứu trên các nhóm sử dụng loại thức uống này cho thấy nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, đái tháo đường cũng không giảm, thậm chí còn tăng trong một số nghiên cứu dài hạn. Có thể nói, việc sử dụng các loại thức uống này không giúp thay đổi thói quen ăn uống theo hướng lành mạnh hơn, chữ "diet" hay "zero calories" trên nhãn sản phẩm không đồng nghĩa với việc bạn đang theo chế độ ăn lành mạnh hay đang giảm calo, chỉ giúp tạo ra một cảm giác tự trấn an thiếu thực tế . Cũng cần lưu ý là hiện tại, khoa học vẫn đang tiếp tục tìm hiểu các tác hại trong dài hạn của các chất tạo ngọt nhân tạo này.

Tóm lại, sử dụng thức uống có đường có thể giải tỏa cơn khát trong chốc lát nhưng chúng ta đang dễ dàng nạp vào một lượng đường thường nhiều hơn lượng đường khuyến cáo trong cả một ngày. Nó không cung cấp dinh dưỡng gì có lợi, chúng ta vẫn phải ăn thêm các thức ăn khác, do đó dễ dàng dư cân vì dư calo. Nước tinh khiết vẫn là thức uống được các bác sĩ khuyên dùng trên mọi bàn ăn.

#carepluscardio 

Bài viết liên quan

Có nên cho trẻ uống nước ép trái cây?
Rất nhiều bố mẹ nghĩ rằng việc cho trẻ sử dụng nước trái cây sẽ giúp bổ sung một lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên đối với trẻ dưới 1 tuổi thì việc cho trẻ sử dụng sản phẩm này là hoàn toàn KHÔNG NÊN.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

Đường trong trái cây khác gì với đường trong nước ngọt
Theo chủ tịch Hội Đái tháo đường và Nội tiết Việt Nam Trần Hữu Dàng, có khoảng 5,3 triệu người Việt Nam đang mắc tiền đái tháo đường (chiếm đến 8,6% dân số). Nhân ngày 14 tháng 11- ngày Đái Tháo Đường Thế giới - hãy cùng CarePlus nâng cao nhận thức về căn bệnh nguy hiểm này bằng cách tìm hiểu về Đường, một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường loại 2.

Nước giải khát có đường - tại sao nên tránh?
Nước giải khát có đường bao gồm rất nhiều loại như nước ngọt có ga, nước trái cây, trà sữa, trà xanh đóng chai, nước tăng lực,... Sử dụng nhiều các loại thức uống này làm tăng nguy cơ đái tháo đường lên 26% so với người không sử dụng.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Cho trẻ uống nước ép trái cây sai khuyến cáo - lợi bất cập hại
Nước ép trái cây có vẻ như là một thức uống chủ yếu trong bữa ăn của nhiều trẻ vì bố mẹ nghĩ rằng nó sẽ giúp bổ sung một lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên sử dụng nước ép trái cây không đúng khuyến cáo sẽ ảnh hưởng xấu, thậm chí gây nguy hiểm cho trẻ.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

Khám Tư Vấn Các Bệnh Tim Mạch Từ Xa
CarePlus bắt đầu áp dụng dịch vụ Khám tư vấn các bệnh Tim mạch từ xa như bệnh mạch vành, suy tim, bệnh nhân đã đặt stent,... ₫375.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}