ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Theo thống kê có tới 70% người Việt nhiễm vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng đặc biệt là ung thư dạ dày.

Nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

17/05/2022 10:42:00 SA

Vi khuẩn HP phải tiết ra một loại enzyme có tên Urease để trung hòa với độ acid trong dạ dày để có thể tồn tại.
 
Vi khuẩn HP xâm chiếm dạ dày và gây viêm dạ dày mãn tính, viêm dạ dày kéo dài. Hầu hết các cá nhân bị nhiễm H. pylori không bao giờ gặp các triệu chứng lâm sàng, mặc dù bị viêm dạ dày mãn tính. Trong số những người bị H. pylori xâm chiếm cuối cùng phát triển thành loét dạ dày và tá tràng và đau dạ dày. Nhiễm H. pylori cũng liên quan đến nguy cơ ung thư dạ dày 1-2% và nguy cơ mắc ung thư hạch MALT dạ dày dưới 1%.
 
Virus HP có nguy hiểm không?
Theo thống kế, trên thế giới hiện nay có khoảng 50% dân số nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: độ tuổi, thói quen sinh hoạt, chất lượng sống, khu vực địa lý.
Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HP cao do thói quen ăn hôn môi trẻ hay mớm thức ăn cho trẻ. Mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao nhưng biểu hiện bệnh lại không rõ ràng, không gây biến chứng nào trên đường tiêu hóa nên thường khó nhận biết.
 
Những biến chứng nguy hiểm khi nhiễm vi khuẩn HP:
Vi khuẩn HP gây ra rất nhiều bệnh lý như viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày. Những biến chứng dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp cho câu hỏi vi khuẩn HP có nguy hiểm không:
- 90 - 95% người bệnh bị loét tá tràng nhiễm vi khuẩn HP
- Trên 70% người bệnh loét dạ dày nhiễm vi khuẩn HP
- Trên 50% người bị chứng khó tiêu không loét nhiễm vi khuẩn HP
- Khoảng 90% các ca ung thư dạ dày đều liên quan đến vi khuẩn HP.
 
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên ngoài vi khuẩn Hp còn có 1 số yếu tố nữa như nguồn gen người nhiễm, yếu tố môi trường, tương tác giữa vi khuẩn Hp và người nhiễm. Ở Việt Nam, có tới hơn 70% số ca mắc ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn muộn. Phát hiện nhiễm Hp bằng test hơi thở và sàng lọc ung thư sớm dạ dày bằng nội soi là việc nên làm để góp phần chẩn đoán sớm, điều trị sớm trả lại cuộc sống bình thường cho người bệnh.
 
Mặc dù tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP tiến triển thành ung thư không quá cao nhưng mỗi người nên có cách chủ động phòng tránh và điều trị vi khuẩn HP. Nhất là với những trường hợp người có tiền sử về bệnh liên quan đến tiêu hóa hoặc có người thân trong gia đình từng nhiễm vi khuẩn HP. Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
 
 

 

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}