ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Ngày Tết: Phải Làm Sao Để "Ăn No Không Lo Mắc Bệnh"

Ngày Tết: Phải Làm Sao Để "Ăn No Không Lo Mắc Bệnh"

17/01/2018 9:04:52 SA

Ngày Tết là dịp bạn được nghỉ dài ngày và ăn uống liên tục, với các món ăn giàu chất ngọt và béo. Điều này sẽ dễ dấn đến một số vấn đề sức khỏe sau dịp Tết nếu bạn không biết cách đề phòng ngừa.

1. Đầy bụng, khó tiêu

Chứng đầy bụng, khó tiêu là vấn đề mà rất nhiều người mắc phải trong dịp Tết khi ăn uống quá nhiều, nhất là các món ăn chứa nhiều chất béo, ít chất xơ. Cộng thêm việc uống các loại đồ uống chứa ga và cồn, khiến bộ máy tiêu hóa bị quá tải và càng làm tình trạng đầy bụng nặng hơn.

Phòng ngừa và xử lý:

- Không nên ăn quá nhiều bánh chưng, thịt mỡ, thịt đông…

- Hạn chế uống bia, rượu nặng và các loại nước có ga.

- Nên ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi và thức ăn chứa nhiều chất xơ.

- Nên uống một ít rượu vang đỏ, khoảng dưới 200 ml để kích thích hệ tiêu hóa làm việc.

- Dùng thêm 1-2 hủ sữa chua/ ngày.

2. Ngộ độc, dị ứng thức ăn

Ngày Tết, bạn thường xuyên ăn nhiều loại thực phẩm và đồ uống lạ so với các món ăn thường ngày. Cộng thêm việc bảo quản thức ăn ngày Tết không được kỹ càng là nguy cơ khiến bạn dễ bị ngộ độc. Triệu chứng thường gặp của ngộ độc thức ăn thường là nôn ói, đau bụng và tiêu chảy

Phòng tránh:

- Sử dụng thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, được bảo quản đúng cách.

- Không nên ăn uống quá nhiều loại thức ăn một lúc tránh những thực phẩm 'kỵ' nhau.

- Tránh dùng những loại thực phẩm, đồ uống hoặc gia vị lạ mà bạn từng bị dị ứng.

3. Bệnh viêm loét dạ dày

Những những ngày Tết, việc ăn không điều độ, uống nhiều đồ uống có cồn, thường xuyên thức khuya có thể khiến bạn mắc bệnh viêm loét dạ dày, nhất là những người có tiền sử bệnh này trước đây.

Phòng ngừa: 

- Nên tránh ăn uống các loại thực phẩm chua, cay và các loại đồ uống có chất kích thích như cà phê, nước uống có ga hoặc bia rượu…

- Ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, không nên ăn quá no.

- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.

4. Bệnh táo bón

Không chỉ có tiêu chảy, táo bón cũng là một nỗi 'vất vả' của nhiều người trong dịp Tết.  Nguyên nhân của bệnh táo bón là do ăn uống quá nhiều các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm, ít chất xơ và các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga… Cùng với đó, chế độ sinh hoạt không hợp lý, ít vận động càng làm tăng nguy cơ bị táo bón.

Phòng tránh:

- Tránh uống nhiều trà, cà phê, ca cao...

- Uống nhiều nước, nhất là vào sáng sớm để cơ thể có thể tự đào thải các chất cặn bã.

- Ăn nhiều chuối, đu đủ, thanh long và rau củ tươi giàu chất xơ…

5. Bệnh tiểu đường

Với những người mắc bệnh tiểu đường, chế độ ăn ngày Tết nhiều chất ngọt, cộng thêm nước uống có đường rất dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao đột biến.

Phòng tránh:

- Tránh sử dụng các loại mứt, bánh kẹo, nước ngọt...

- Không ăn quá nhiều thức ăn làm từ tinh bột.

- Duy trì thuốc uống và thuốc chích điều trị tiểu đường hàng ngày (nếu có).

Vui lòng gọi điện vào tổng đài của Phòng khám đa khoa Quốc tế CarePlus để được tư vấn về cách phòng tránh các bệnh thường gặp cho ngày Tết nguyên đán.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}