ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Mắc ung thư cổ tử cung có thể mang thai và sinh con được không?

Mắc ung thư cổ tử cung có thể mang thai và sinh con được không?

14/07/2021 4:48:39 CH

👩‍⚕️ Nội dung bài viết được cố vấn bởi BS. CK2. Phùng Thị Phương Chi
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phụ khoa nguy hiểm, có tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong xếp thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới tại Việt Nam. Vậy nữ giới mắc ung thư cổ tử cung có khả năng mang thai và sinh con cũng như có bất kì ảnh hưởng nào đến thai nhi trong quá trình mang thai hay không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Ung thư cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung là một phần thuộc tử cung, nơi nối tiếp của âm đạo với tử cung, được bao phủ một lớp mô mỏng gồm nhiều tế bào.
Bệnh ung thư cổ tử cung (UTCTC) gây ra bởi sự phát triển bất thường, không kiểm soát của các tế bào ở cổ tử cung. Các tế bào phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.
2. Mắc ung thư cổ tử cung, có thể mang thai được không?
Ung thư cổ tử cung hiện được điều trị như sau:
🩹 Dị sản và ung thư tại chỗ
Phương pháp điều trị được áp dụng là đốt điện hoặc đốt bằng laser hay đông lạnh các tế bào bất thường, đôi khi tiến hành phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung, là các phương pháp điều trị dễ dàng, tỉ lệ khỏi đạt 100%.
Hơn hết, các phương pháp điều trị trên không ảnh hưởng tới hứng thú tình dục và khả năng sinh đẻ về sau, nên trong trường hợp này bệnh nhân ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể sinh con. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, phẫu thuật cắt tử cung được tiến hành khi có kèm theo các triệu chứng bệnh lý khác, và trong tình huống này bệnh nhân sẽ không còn khả năng sinh con được nữa.
🩹 Ung thư thể xâm lấn
Trường hợp này cần điều trị rộng hơn, bằng phẫu thuật triệt để cắt bỏ tử cung và các tổ chức xung quanh, gồm cả nạo vét hạch trong khung chậu, đôi khi tiến hành xạ trị phối hợp với phẫu thuật, hoặc xạ trị đơn thuần, trong một số trường hợp cần thiết điều trị bằng hoá trị. Nếu bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung thì sau này không thể sinh con.
Trong một số trường hợp ung thư cổ tử cung xâm lấn giai đoạn sớm, hiện nay có thể áp dụng kỹ thuật cắt tửng cung và một phần âm đạo, trong khi vẫn giữ lại thân tử cung giúp bảo tồn khả năng sinh sản của phụ nữ.
⌛️ Như vậy, khả năng sinh đẻ của bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào phương pháp điều trị có cắt bỏ tử cung hay không. Nếu không bị cắt tử cung, bệnh nhân hoàn toàn có thể có thai và sinh đẻ sau này.
3. Mắc ung thư cổ tử cung trong quá trình mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Bệnh lý ung thư cổ tử cung không gây bất cứ ảnh hưởng trực tiếp nào đến thai nhi, tuy nhiên quá trình điều trị lại gây ảnh hưởng. Tùy theo tuổi thai và giai đoạn ung thư mà sẽ có những cách xử trí khác nhau.
Nếu phát hiện ở giai đoạn thật sớm, có thể trì hoãn đến khi thai trưởng thành lúc đó mới can thiệp để bảo toàn mạng sống cả mẹ lẫn con. Ở giai đoạn cuối thai kỳ, thông thường người ta sẽ đánh giá can thiệp mổ lấy thai khi thai đủ trưởng thành và điều trị cho mẹ. Ngược lại, nếu ung thư giai đoạn muộn, phát hiện ở giai đoạn đầu thai kỳ thường phải chấm dứt thai kỳ và điều trị ung thư cổ tử cung ngay.
🤰 Do đó, điều quan trọng là trong thai kỳ phải khám thai định kỳ, kịp thời phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm để điều trị hiệu quả.
Hiện nay, với các phương pháp điều trị hiện đại, những phụ nữ trẻ mắc bệnh ở giai đoạn sớm có thể được điều trị bảo toàn khả năng sinh sản, và họ hoàn toàn có khả năng sinh con sau này.
 

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}