ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Dùng bao cao su và vòng tránh thai có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục không?

Dùng bao cao su và vòng tránh thai có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục không?

Hỏi: Dùng bao cao su và vòng tránh thai có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục không?

Bác sĩ trả lời:

Đối với bao cao su

Bao cao su là một biện pháp rất hữu hiệu để phòng tránh những bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) có cơ chế lây qua dịch tiết sinh dục ví dụ như tinh dịch hay dịch âm đạo. Có thể kể đến như bệnh HIV, Chlamydia hoặc Lậu. Những virus hoặc vi khuẩn này sẽ tồn tại ở trong dịch tiết. Khi quan hệ tình dục, bao cao su như một màn chắn bảo vệ để đảm bảo tinh dịch hay dịch âm đạo của người mắc bệnh không tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc của người còn lại sẽ hạn chế rất đáng kể khả năng lây.

Tuy vậy, không phải các bệnh LTQĐTD đều lây qua dịch sinh dục. Có thể lây qua đường tiếp xúc da với da, ví dụ như bệnh Giang Mai, Herpes sinh dục hoặc Sùi màu gà. Khi đó, chỉ cần tiếp xúc da giữa 2 người, trong đó có một người mang bệnh thì có khả năng đã lây truyền bệnh rồi.

Do đó, câu trả lời là bao cao su thực ra là một biện pháp tốt để bảo vệ, phòng tránh những bệnh LTQĐTD lây qua dịch sinh dục. Những bệnh LTQĐTD có cơ chế lây do tiếp xúc da với da không thể phòng tránh bằng bao cao su. Thậm chí trong nhóm lây qua dịch sinh dục mình phải dùng bao cao su đúng cách. Phải dùng bao cao su từ đầu tới cuối mới đảm bảo được khả năng phòng tránh bệnh tốt nhất mà nó mang lại.

Đối với vòng tránh thai

Vòng tránh thai không phải là biện pháp để phòng ngừa bệnh LTQĐTD. Các bệnh LTQĐTD có cơ chế lây thông qua dịch tiết và tiếp xúc trực tiếp với vùng da bệnh nên vòng tránh thai không giúp bảo vệ được khỏi tác nhân đó.

 

 

 

 
▶️▶️ Xem đầy đủ Series HỎI ĐÁP VỀ CÁC BỆNH LTQĐTD tại đây:  TẠI ĐÂY 
 

🩺🩺Ai nên thực hiện tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục?

- Bất kỳ ai có yếu tố nguy cơ, gồm: quan hệ tình dục với người lạ, có nhiều bạn tình, bạn tình mắc bệnh hoặc có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh

- Người đã và đang quan hệ tình dục nên ít nhất 1 lần tầm soát bệnh HIV.

- Tất cả phụ nữ đang hoạt động tình dục ở độ tuổi dưới 25 nên tầm soát bệnh lậu và Chlamydia ít nhất mỗi năm 1 lần. Phụ nữ lớn hơn 25 tuổi có yếu tố nguy cơ nên tầm soát lậu và Chlamydia mỗi năm một lần.

- Phụ nữ mang thai nên tầm soát giang mai, HIV, viêm gan B sớm trong thai kỳ. Phụ nữ có yếu tố nguy cơ nên tầm soát lậu và Chlamydia sớm trong thai kỳ.

- Nam đồng tính (gay) hoặc lưỡng tính (bisexual) nên tầm soát ít nhất mỗi năm 1 lần các bệnh: giang mai, lậu, Chlamydia. Người có nhiều bạn tình hoặc bạn tình là người lạ nên tầm soát thường xuyên (mỗi 3-6 tháng).

- Bất kỳ ai, bất kể giới tính hoặc xu hướng tình dục, nếu có quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung dụng cụ tiêm nên kiểm tra HIV ít nhất mỗi năm 1 lần.


Đăng ký tầm soát bệnh LTQĐTD để được tầm soát thường xuyên và điều trị bệnh dứt điểm kịp thời!
👉 Gói tầm soát các bệnh LTQĐTD cho NAM TẠI ĐÂY 
👉 Gói tầm soát các bệnh LTQĐTD cho NỮ TẠI ĐÂY 

 

Bài viết liên quan

Top 8 bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay
Đối với các cặp đôi yêu nhau hoặc vợ chồng thì quan hệ tình dục là yếu tố giúp cả hai thêm gắn kết, yêu thương nhau nhiều hơn. Nhưng để cả hai đều được an toàn và khỏe mạnh thì việc khám kiểm tra tầm soát các bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục là việc làm hết sức cần thiết và nên được các cặp đôi quan tâm và chủ động thực hiện.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

Tầm Soát Các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tình Dục Cho Nữ
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (hay còn gọi là bệnh xã hội) là một nhóm bệnh lây truyền từ người này qua người khác thông qua các hoạt động quan hệ tình dục, gồm hình thức quan hệ qua ngả âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng hoặc có thể chỉ có triệu chứng nhẹ. Do đó, có nhiều người mắc bệnh mà không biết là mình có bệnh. Đó là lý do tại sao nên tầm soát nhóm bệnh lý này ở người đã quan hệ tình dục và có nguy cơ. ₫2.600.000 ₫2.080.000

Tầm Soát Các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tình Dục Cho Nam
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (hay còn gọi là bệnh xã hội) là một nhóm bệnh lây truyền từ người này qua người khác thông qua các hoạt động quan hệ tình dục, gồm hình thức quan hệ qua ngả âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng hoặc có thể chỉ có triệu chứng nhẹ. Do đó, có nhiều người mắc bệnh mà không biết là mình có bệnh. Đó là lý do tại sao nên tầm soát nhóm bệnh lý này ở người đã quan hệ tình dục và có nguy cơ. ₫2.600.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}