ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Cần làm gì khi trẻ bị sốt co giật?

Cần làm gì khi trẻ bị sốt co giật?

Thời tiết giao mùa, khí hậu nóng lạnh thất thường tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi vì hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Các triệu chứng cảm cúm như ho, sổ mũi, đau họng,... và đặc biệt là "sốt" sẽ trở nên quen thuộc trong thời điểm này. Và co giật khi sốt, lại là nỗi ám ảnh của nhiều bậc cha mẹ. Trung bình cứ 100 trẻ từ 6 đến 5 tháng tuổi, sẽ có 2-4 trẻ co giật do sốt, đặc biệt từ 12-18 tháng. 

Chứng kiến trẻ lên cơn co giật tay chân, trợn mắt, tím môi thật sự làm cho bố mẹ ông bà vô cũng hốt hoảng. Rất nhiều phụ huynh khi thấy trẻ co giật là sẽ cuống cuồng đắp nước, lau mát, chà chanh, vắt chanh sả vào miệng trẻ,… mà không biết rằng, những cách chữa trị này lại gây nguy hiểm cho trẻ.

Vậy, Ba Mẹ cần làm gì khi trẻ sốt co giật?

Sốt co giật thường lành tính, không gây tổn thương não cũng như không tăng nguy cơ động kinh và thường kéo dài chỉ dưới 5 phút. Hơn nữa, cơn co giật sẽ không dừng lại dù có bất kì tác động nào nên bạn cần Bình Tĩnh và thực hiện những bước sau:

☑️ Đặt trẻ nằm nghiêng ở một mặt phẳng an toàn như giường, cũi,…

☑️ Quan sát cơn giật của con để có thể diễn tả lại cho bác sĩ sau đó

☑️ Để ý thời gian trẻ co giật bao lâu

☑️ Không cố kiềm tay chân trẻ để ngăn cơn co giật

☑️ Không cho bất cứ thứ gì vào miệng của trẻ như chanh sả, tay hoặc kể cả thuốc hạ sốt vì nó có thể làm tăng nguy cơ hít sặc

☑️ Không cố đưa tay hay muỗng que nại miệng trẻ vì nó có thể làm tổn thương răng, lợi, lưỡi miệng trẻ. Ba mẹ yên tâm vì trẻ sẽ không tự cắn lưỡi mình

☑️ Không cho trẻ vào bồn tắm thau nước để giảm nhiệt độ

☑️ Ba mẹ cần đưa trẻ đi đến bác sĩ thăm khác sau đó hoặc gọi cấp cứu ngay khi biểu hiện co giật kéo dài hơn 5 phút

Để đảm bảo cho con một hệ miễn dịch khỏe mạnh lướt bệnh thời điểm giao mùa, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin và khoáng chất để giúp tăng cường miễn dịch. Không chỉ có vitamin C mà còn có vitamin A, D, E, sắt, kẽm, selen và các chất chống oxy hóa như Flavonoid, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ và tiêm ngừa đầy đủ.

BS.CK 1 Trần Thị Tú Hằng 

Chuyên khoa Nhi, Phòng khám Quốc tế CarePlus

Bài viết liên quan

9 sai lầm thường gặp của bố mẹ khi chăm sóc trẻ bị sốt
Thực tế, Sốt không phải là bệnh mà là phản ứng của cơ thể trước một tác nhân gây bệnh nào đó, và Sốt CÓ LỢI vì giúp ức chế sự trưởng thành và sinh sản của 1 số vi khuẩn, virus.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

Những hiểu lầm thường gặp của ba mẹ về ''Sốt'' ở trẻ
Với trẻ nhỏ, tần suất bệnh của các bạn trung bình sẽ là 8-10 đợt/năm, tương ứng với 8-10 đợt sốt/năm. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng biết cách nhận biết và xử lý đúng khi các bạn nhỏ sốt. Dưới đây là 5 hiểu lầm thường gặp nhất của các bậc cha mẹ về SỐT được BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang – Trưởng Khoa Nhi PK Quốc tế CarePlus tổng hợp và giải đáp ‘’SỰ THẬT’’ dưới mỗi hiểu lầm, để bố mẹ an tâm và tự tin hơn khi chăm sóc các bạn nhỏ.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}