ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bé bị nấc cụt hoài có sao không? Biện pháp vật lý giúp giảm nấc cụt

Bé bị nấc cụt hoài có sao không? Biện pháp vật lý giúp giảm nấc cụt

Nấc cụt là một hiện tượng khá phổ biến mà đa số ai cũng đã từng bị một lần trong đời. Người ta cũng đã ghi nhận thai nhi trong bụng mẹ cũng “nấc cụt”. Hiện tượng nấc cụt chưa rõ ràng về lợi ích của nó, nhưng được xem là sự trưởng thành về trung khu thần kinh hô hấp và những hoạt động tập thở của trẻ trong bụng mẹ.

Nấc cụt xảy ra do sự không đồng bộ của hoạt động cơ hoành (cơ nằm giữa ngực và bụng) co đột ngột và đóng đột ngột của vùng thanh môn (bộ phận tạo ra tiếng nói) trong thì hít vào, khiến tạo âm thanh đặc trưng của tiếng “nấc”.

Nấc cụt đa số thoáng qua, tự giới hạn trong vòng 48 tiếng, hiếm khi gây ảnh hưởng đến ăn uống, ngủ nghỉ, hoạt động sinh hoạt hằng ngày hay căng thẳng hay đau đớn.

Nếu nấc cụt xảy ra trên 48 tiếng hoặc chu kỳ lặp lại liên tục kéo dài trên 1 tháng, được gọi là nấc cụt kéo dài, hầu hết đều là triệu chứng tiềm ẩn của các bệnh lý nguy hiểm như đường ruột, nhiễm trùng, thần kinh, bệnh tim mạch, mạch máu, ung thư hoặc liên quan đến việc dùng thuốc điều trị.

Nấc cụt ở trẻ em đa số giới hạn dưới 48 tiếng, một số nguyên nhân thường gặp có thể làm nặng hơn tình trạng nấc cụt

  • Tăng áp lực ổ bụng: do dạ dày căng chướng sau bú no, hoặc nuốt hơi nhiều. Hoặc khi bé đi tiêu.
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Một số bệnh lý viêm nhiễm vùng đầu mặt cổ, viêm phổi, bệnh lý vùng ngực bụng trên. Hoặc sau phẫu thuật những vùng này.

Khi nào nấc cụt trở nên nghiêm trọng cần đi gặp bác sĩ

  • Nấc cụt kéo dài trên 48 tiếng, lặp lại liên tục trên 1 tháng.
  • Gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng, mất nước.
  • Gây ảnh hưởng giấc ngủ.
  • Gây căng thẳng, lo lắng cho trẻ và người giữ trẻ.
  • Trẻ có triệu chứng khác gợi ý bệnh nguyên nhân, hoặc trẻ đau đớn quấy khóc khi nấc.

Biện pháp vật lý giúp giảm nấc cụt

  • Giữ hơi thở vài giây hoặc lâu hơn, hay nghiệm pháp Valsalva maneuver 10-15 giây, cho trẻ lớn và người lớn có thể thực hiện được (Cách làm: bạn hít hơi thật sâu ngậm miệng, dùng ngón cái và trỏ bịt mũi của bạn lại, rồi ép hơi thở ra thật mạnh, nhưng không cho hơi ra)
  • Kích thích vùng hầu họng: uống nước lạnh, ngậm đường hoặc kẹo, súc miệng
  • Kéo đầu gối lên phía ngực và chồm lên phía trước (thế con ếch)
  • Đối với trẻ nhỏ: ngậm núm vú, bú mẹ, uống nước hoặc ẳm vác trẻ lên vai ở tư thế ợ sữa

BS. Huyền Tôn Nữ Thụy My - Phòng khám CarePlus Quận 7

---

Để bảo vệ sức khỏe cả nhà xuyên suốt mùa dịch, đăng kí KHÁM TỪ XA NHI KHOA tại đây

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}