ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Ngồi ít hơn + Vận động nhiều hơn = Trái tim khoẻ mạnh hơn

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng trung bình, người lớn ngồi 9 giờ một ngày, trong khi trẻ em đi học dành hơn nửa ngày để ngồi. Việc dành một phần lớn thời gian trong ngày để ngồi là điều bình thường. Bạn ngồi trên đường đi làm hàng ngày và khi bạn dùng bữa. Sau đó, bạn đang ngồi vào bàn ở trường học hoặc tại nơi làm việc. Khi về nhà, bạn có thể xem TV và ôm điện thoại hàng giờ liền trên ghế sofa..

Ngồi ít hơn + Vận động nhiều hơn = Trái tim khoẻ mạnh hơn

29/09/2021 11:10:18 CH

Tất nhiên, đôi khi chúng ta cần ngồi để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi. Nhưng hiện đã có bằng chứng cho thấy hành vi ít vận động, chẳng hạn như ngồi và nằm quá nhiều, có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và bệnh tiểu đường type 2.

Ngồi bao lâu thì được xem là ‘quá nhiều’?

Tất cả mọi người từ trẻ mới biết đi đến người lớn tuổi đều có thể cải thiện sức khỏe tim mạch của mình bằng cách chia nhỏ thời gian ngồi trong ngày. 

Làm thế nào để có thể ngồi ít hơn và vận động nhiều hơn?

Đối với trẻ

- Cho trẻ hoạt động thể chất ngoài trời càng nhiều càng tốt

- Đi dạo quanh khu phố hoặc công viên gần nhà 

- Làm việc vặt với con bạn để tránh xa màn hình hoặc tham gia các hoạt động xã hội

- Quy định một ngày trong tuần không có màn hình

- Loại bỏ các thiết bị điện tử khỏi phòng ngủ

- Hãy làm gương cho trẻ bằng cách hạn chế thời gian của chính bạn trên các thiết bị điện tử

- Giáo viên có thể giảm thời gian trẻ ngồi trong lớp và khuyến khích các hoạt động ngoài trời

Đối với người lớn

- Hạn chế thời gian của bạn trên mạng xã hội, TV và điện thoại 

- Khi xem TV, hãy nghỉ giải lao trong thời gian quay quảng cáo để đi dạo quanh nhà hoặc làm một số việc nhà

- Thay thế việc xem TV vào buổi tối bằng việc đi dạo

- Thử đứng khi bạn đọc báo hoặc kiểm tra tin nhắn trên điện thoại di động của mình

- Hãy nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút để đứng và vươn vai 

- Đứng càng nhiều càng tốt tại nơi làm việc, chẳng hạn như một cuộc họp trực tiếp hoặc cuộc gọi điện thoại

DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG GIÚP CẢI THIỆN SỨC KHỎE TIM MẠCH

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp tăng cường cơ bắp, xây dựng xương chắc khỏe hơn và khiến bạn cảm thấy khoẻ hơn, giúp bạn ít có nguy cơ bị đau tim hoặc phát triển bệnh tim.

Bạn có dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động thể chất không?

Cố gắng dành 150 phút (2,5 giờ) hoạt động thể chất vừa phải mỗi tuần hoặc 75 phút (1 ¼ giờ) vận động mạnh. Bài tập “mạnh” đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn và khiến bạn thở khó hơn và nhanh hơn, chẳng hạn như chạy bộ. Hoạt động thể chất vừa phải và mạnh mẽ có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, huyết áp, cholesterol, sức mạnh của cơ và xương.

Làm thế nào để vận động nhiều nhất có thể?

- Tìm cơ hội để sử dụng xe khi đi làm, đi học hoặc gặp gỡ nhau ở mức tối thiểu. Di chuyển bằng xe buýt hiện nay cũng khá thuận tiện, việc đi bộ từ nhà đến bến xe buýt rồi từ bến xe buýt đến các địa điểm khác và ngược lại cũng giúp bạn đáp ứng được yêu cầu hoạt động thể chất hàng ngày đấy.

- Nếu có điều kiện, đi bộ, đạp xe đưa con đi học là một cách tuyệt vời để kết hợp hoạt động thể chất và giúp mọi người làm việc hiệu quả hơn cho ngày mới. Bạn cũng có thể đi làm và trở về nhà bằng cách này nếu nhà bạn gần chỗ làm. 

- Nếu có thể thì nên tổ chức các cuộc họp đi bộ ở nơi làm việc. Đi bộ nói chuyện là một cách dễ dàng để vận động. 

- Nên thường xuyên nghỉ ngơi trong khi làm việc trên máy tính như đứng lên uống nước, ăn nhẹ, đi vệ sinh, hay chỉ đơn giản là ra ngoài hít thở không khí và sử dụng các cơ hội này để giảm thời gian ngồi của bạn. 

 

Bài viết liên quan

Rối loạn nhịp tim – Nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, gây cảm giác hồi hộp, đau tức ngực, khó thở và là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử hiện nay.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả
Nhịp tim nhanh là tình trạng tim loạn nhịp bất thường, đập thình thịch hoặc rung gây hồi hộp, đánh trống ngực trong vòng vài giây hoặc vài phút. Tim đập nhanh có thể vô hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn, nguy hiểm nếu không điều trị sớm. Vậy nhịp tim bao nhiêu là nhanh? Cách điều trị và kiểm soát nhịp tim hiệu quả?

Bác sĩ tư vấn cách phòng ngừa đột quỵ - đột tử nhờ theo dõi nhịp tim bằng Holter điện tim thế hệ mới
Holter điện tim (ghi lại nhịp tim liên tục trong nhiều ngày) nhằm mục đích phát hiện những rối loạn nhịp tim bất thường có thể bị bỏ sót nếu chỉ đo điện tim thông thường. Các rối loạn nhịp tim quan trọng có thể bị bỏ sót khi đo điện tim một thời điểm là: rung nhĩ kịch phát (nguyên nhân gây ra đột quỵ), các ngoại tâm thu thất, nhanh thất nguy hiểm (tăng nguy cơ ngưng tim, đột tử), các trường hợp co thắt động mạch vành…

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}