ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Có nên đưa trẻ đến khám sau khi nhiễm Covid?

Số liệu thống kê cho thấy trẻ nhiễm Covid cần nhập viện và chuyển nặng hoặc tử vong là rất thấp, thấp hơn nhiều khi so sánh với bệnh sởi, cúm,...Thực tế cho tới thời điểm này có khá nhiều ba mẹ đã cùng con trải qua đợt nhiễm Covid một cách nhẹ nhàng tại nhà. Vậy có nên đưa trẻ đến khám sau khi nhiễm Covid?

Có nên đưa trẻ đến khám sau khi nhiễm Covid?

28/04/2022 10:56:33 SA

Đây là một câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều ba mẹ trong thời gian qua.

Số liệu thống kê cho thấy trẻ nhiễm Covid cần nhập viện và chuyển nặng hoặc tử vong là rất thấp, thấp hơn nhiều khi so sánh với bệnh sởi, cúm,...Thực tế cho tới thời điểm này có khá nhiều ba mẹ đã cùng con trải qua đợt nhiễm Covid một cách nhẹ nhàng tại nhà. 

Nhưng, con có bị hậu Covid không?

Hậu Covid là sự ghi nhận các triệu chứng kéo dài sau đợt nhiễm bệnh. Những biểu hiện thường đươc ghi nhận là ho, khó thở, nhức đầu, giảm tâp trung, lo lắng, rối loạn giấc ngủ,….Cho tới hiện nay vẫn chưa có số liêu chính xác tỉ lệ trẻ bị hậu Covid do có khá nhiều biểu hiện trên cũng đồng thời được ghi nhận trên nhóm trẻ không bị Covid.

Vậy, giải pháp cho ba mẹ là gì?

Khi ba mẹ có bất kì lo lắng nào về biểu hiện của con sau đợt bệnh thì nên cho bé đi khám. Mục đích để Bác sĩ không chỉ đánh giá mức độ ảnh hưởng của triệu chứng này lên trẻ mà còn đánh giá sự phát triển về thể chất, tinh thần, các hoạt động sinh hoạt khác của bé để có thể đưa ra lời tư vấn phù hợp cho từng bé, chứ không nên chỉ chăm chăm vào việc đi làm hết tất cả các xét nghiệm cho con.

MIC-S là gì?

MIS-C là hội chứng viêm đa cơ quan xảy ra khoảng 2-6 tuần sau khi trẻ bị Covid. Thống kê tại TPHCM tỉ lệ MIS-C ở trẻ là 4/1000 cao hơn rất nhiều so với ở Mỹ 0.3/1000. Điều này có thể giải thích do tại TPHCM đã gom cả những ca xác định và nghi ngờ MIC-S vào và thực tế là có khá nhiều trẻ bị nhiễm Covid theo dõi tại nhà nhưng không báo cáo. 
MIS-C là một hội chứng hiếm gặp nhưng nếu phát hiện kịp thời thì tỉ lệ cứu sống rất cao (hiện chưa ghi nhận ca tử vong do MIS-C ở trẻ em tại TP. HCM). Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý đưa trẻ đến khám nếu trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục, môi đỏ, lưỡi đỏ, phát ban, ói nhiều, đau bụng, tiêu lỏng. 

Lời khuyên của BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang - Trưởng Khoa Nhi Phòng khám Quốc tế CarePlus

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}