ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn nhiều muối

Lượng Natri Clorua trong chế độ ăn nên dưới 6 gam / ngày tương đương với một thìa cà phê muối ăn được dùng để nêm vào tất cả các loại thực phẩm trong ngày. Tuy nhiên, thực tế hầu hết chúng ta ăn nhiều muối hơn mức quy định.

8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn nhiều muối

07/06/2021 11:46:47 CH

Ăn nhiều muối hơn so với mức khuyến cáo 6g/ngày có liên quan tới bệnh lý tăng huyết áp và tim mạch. Đối với người đã có bệnh tim, việc tuân thủ lượng muối rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả của các thuốc điều trị cũng như tăng nguy cơ vào các biến chứng cấp tính như suy tim cấp, cơn tăng huyết áp. Đối với người khoẻ mạnh, cần duy trì chế độ ăn lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.

CÁC LOẠI THỨC ĂN NHIỀU MUỐI MÀ NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH CẦN TRÁNH:

Thức ăn chế biến sẵn, bao gồm thức ăn nhanh fastfood (gà rán, pizza, khoai tây chiên...), các món khô cần tẩm nhiều muối (như đồ hộp, thịt khô, cá khô, chà bông..), và các loại thực phẩm lên men có nhiều muối như các loại mắm, ruốc... là những thứ nên hạn chế tối đa.

(Có thể tưởng tượng 1 miếng Pizza đã cung cấp khoảng 3g muối, tức là 50% lượng muối cho phép trong chế độ ăn tim mạch trong một ngày)

Trên thực tế, việc theo dõi chính xác lượng muối sử dụng trong chế độ ăn uống mỗi ngày, cũng như việc thay đổi thói quen ăn nhạt đối với người bệnh tim mạch là việc khó áp dụng và tuân thủ. Chính vì vậy, Ths-Bs Phùng Ngọc Minh Tấn - khoa Tim mạch, Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus, đã tư vấn 8 dấu hiệu cho thấy bạn đang tiêu thụ một lượng muối nhiều hơn khuyến cáo:

1. Huyết áp tăng cao

Là dấu hiệu quan trọng nhất. Bạn có thể tự đo ở nhà vào buổi sáng, trị số huyết áp cao khi lớn hơn 140/90 mmHg.

2. Phù

Ăn nhiều muối gây giữ nước ở các mô, do đó bạn có thể cảm thấy mí mắt nặng hơn và sưng nhiều sau khi ngủ dậy. Ngón tay đeo nhẫn chật hơn. Mắt cá hoặc cả bàn chân sưng phù, đôi khi dùng tay ấn vào có thể để lại một vết lõm nhỏ.

3. Tiểu nhiều

Ăn nhiều muối có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Sau một bữa ăn nhiều muối, nước tiểu có xu hướng sậm màu hơn, trông có vẻ đặc hơn và có thể có mùi nồng hơn.

4. Khát nhiều

Bạn có cảm giác miệng khô hơn, môi cũng khô, muốn uống nước nhiều hơn, uống xong vẫn cảm thấy khát.

5. Tăng cân

Bệnh nhân tim mạch, nhất là bệnh suy tim nên cân mỗi ngày để theo dõi tình trạng cân bằng nước trong cơ thể. Tăng đột ngột trên 1kg/ngày hoặc trên 2kg/tuần là những dấu hiệu bạn cần xem lại chế độ ăn có dư muối hay không.

6. Rối loạn giấc ngủ

Ăn mặn làm giảm chất lượng của giấc ngủ: khó đi vào giấc ngủ, thức dậy giữa đêm, tiểu đêm, cảm giác mệt mỏi, chóng mặt khi tỉnh dậy.

7. Rối loạn tiêu hoá

Cảm giác đầy hơi, khó tiêu, thậm chí đau bụng có thể tăng khi ăn nhiều muối.

8. Cảm giác "ghiền" muối

Một số càng ăn muối càng thấy thèm muối, đến khi nhận ra hầu như rất khó ăn nếu không dùng muối, nước mắm, nước tương. Thậm chí họ ăn muối không, hoặc ăn trái cây chấm nhiều muối.

Trên đây là những dấu hiệu gợi ý rằng bạn có thể đang dùng nhiều muối hơn so với mức có lợi cho sức khỏe tim mạch. Cũng có thể điều này còn đến từ bệnh khác chứ không riêng gì việc ăn muối. Cần chú ý khi có các dấu hiệu này, bạn nên xem lại các bữa ăn trước có ăn loại thức ăn nào nhiều muối quá hay không, cố gắng uống đủ nước (trừ trường hợp đã bị phù), tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị và quan trọng nhất là điều chỉnh chế độ ăn theo hướng giảm mặn.

Bài viết liên quan

Bệnh suy tim: nhận biết dấu hiệu sớm, phòng tránh rủi ro cao
Bệnh suy tim gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm, khó chữa khỏi nhưng người bệnh vẫn có cơ hội làm chậm sự tiến triển của bệnh nếu điều trị sớm.

7 bệnh tim mạch thường gặp và các triệu chứng điển hình
Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, phình động mạch chủ, suy tim… là các bệnh tim mạch thường gặp, nguy hiểm đến sức khỏe nếu không kịp thời điều trị.

Bác sĩ tư vấn cách phòng ngừa đột quỵ - đột tử nhờ theo dõi nhịp tim bằng Holter điện tim thế hệ mới
Holter điện tim (ghi lại nhịp tim liên tục trong nhiều ngày) nhằm mục đích phát hiện những rối loạn nhịp tim bất thường có thể bị bỏ sót nếu chỉ đo điện tim thông thường. Các rối loạn nhịp tim quan trọng có thể bị bỏ sót khi đo điện tim một thời điểm là: rung nhĩ kịch phát (nguyên nhân gây ra đột quỵ), các ngoại tâm thu thất, nhanh thất nguy hiểm (tăng nguy cơ ngưng tim, đột tử), các trường hợp co thắt động mạch vành…

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}