ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

6 câu hỏi thường gặp về các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim ở phụ nữ

Tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh tim và tử vong vì bệnh tim ngày càng tăng khiến việc chăm sóc tim mạch cho đối tượng phụ nữ ngày nay trở nên nóng hơn bao giờ hết. Bài viết đề cập đến những câu hỏi thông thường xung quanh các yếu tố nguy cơ cơ bản gây bệnh tim mà phụ nữ nên biết rõ để phòng ngừa.

6 câu hỏi thường gặp về các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim ở phụ nữ

30/09/2021 6:06:43 CH

- Các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất ảnh hưởng đến phụ nữ là cholesterol cao, thừa cân và ít vận động.

- Bệnh tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ tăng lên đáng kể vào khoảng thời gian mãn kinh.

- Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ hơn một nửa số phụ nữ bị đau tim bị đau ngực. Tuy nhiên, đối với nhiều người khác, chỉ có các triệu chứng ngoài ngực như khó thở, buồn nôn và đau cánh tay hoặc hàm.

Những câu hỏi thường gặp về các yếu tố nguy cơ đối với phụ nữ

CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ NÀO XẢY RA Ở PHỤ NỮ NHIỀU HƠN KHÔNG?

Các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất ảnh hưởng đến phụ nữ là cholesterol cao, thừa cân và ít vận động.

Hút thuốc lá và bệnh tiểu đường được kiểm soát kém có thể gây ra nguy cơ mắc bệnh tim cho phụ nữ nhiều hơn so với nam giới.

Các biến chứng khi mang thai, như tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của phụ nữ sau này trong cuộc sống.

PHỤ NỮ Ở LỨA TUỔI NÀO CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH TIM CAO NHẤT? 

 

Bệnh tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ tăng lên đáng kể vào khoảng thời gian mãn kinh.

Không rõ tại sao phụ nữ có xu hướng mắc bệnh tim ở độ tuổi muộn hơn nam giới. Tuy nhiên, người ta cho rằng sự sụt giảm mức độ estrogen của phụ nữ, cũng như những thay đổi khác xảy ra trong khoảng thời gian này, có thể là một phần lý do.

Nếu bạn trên 45 tuổi, điều quan trọng là phải kiểm tra sức khỏe tim mạch để hiểu rõ nguy cơ phát triển bệnh tim của mình.

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRẺ LÀ GÌ?

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim có thể bắt đầu sớm trong cuộc đời của một phụ nữ.

Ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên và không hút thuốc là những hành vi quan trọng để phụ nữ trẻ giữ được trái tim khỏe mạnh.

Ít vận động và lựa chọn thực phẩm kém có thể có tác động đáng kể đến sức khỏe của phụ nữ.

VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TRÁNH THAI CÓ TĂNG NGUY CƠ BỆNH TIM KHÔNG?

Đối với phụ nữ trẻ, thuốc tránh thai thường an toàn.

Tuy nhiên, phụ nữ hút thuốc trong khi uống thuốc tránh thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và cục máu đông ở chân và phổi. Có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch cũng sẽ làm tăng thêm nguy cơ này.

Đối với những phụ nữ trẻ có tiền sử bệnh tim hoặc mạch máu, tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng biện pháp tránh thai bằng đường uống trước.

THUỐC TRỊ LIỆU THAY THẾ HORMONE (HRT) CÓ PHÒNG NGỪA BỆNH TIM KHÔNG?

HRT, bao gồm thay thế estrogen, đã được sử dụng trong nhiều năm để điều trị các triệu chứng mãn kinh ngắn hạn.

Ở một số phụ nữ, tùy thuộc vào lời khuyên của bác sĩ, HRT cũng đã được sử dụng sau khi mãn kinh cho những người bị loãng xương.

Đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của HRT đối với sự phát triển của bệnh tim và dựa trên nghiên cứu này, Quỹ Tim mạch không khuyến nghị Liệu pháp Thay thế Hormone (HRT) trong điều trị hoặc phòng ngừa bệnh tim.

NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO Ở PHỤ NỮ LÀ GÌ?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ hơn một nửa số phụ nữ bị đau tim có triệu chứng đau ngực.

Tuy nhiên, đối với nhiều người khác, chỉ có các triệu chứng ngoài ngực như khó thở, buồn nôn và đau cánh tay hoặc hàm.

Điều quan trọng là phải biết đầy đủ các dấu hiệu cảnh báo đau tim và hành động nhanh chóng nếu bạn nghi ngờ có điều gì đó không ổn.

Bài viết liên quan

Rối loạn nhịp tim – Nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, gây cảm giác hồi hộp, đau tức ngực, khó thở và là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử hiện nay.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Đo điện tim là gì? Những đối tượng nào nên thực hiện đo điện tim?
Đo điện tim là phương pháp có vai trò kiểm tra nhịp tim, phát hiện những thứ bất thường của tim, chẩn đoán đau tim…

Mức độ hở van tim 1/4, 2/4,... Hiểu sao cho đúng?
Van tim là cấu trúc nằm giữa các buồng tim, các động mạch lớn trong tim. Có thể ví van tim giống như cánh cửa, đảm bảo máu di chuyển giữa các "căn phòng" trong tim theo một chiều nhất định. Hở van tim tức là cánh cửa này đóng không kín, làm cho có dòng máu lọt qua khe hở quay trở lại buồng tim.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Kiểm soát nguy cơ mắc Covid-19 tiến triển nặng ở người có bệnh tim mạch bị nhiễm "đột phá"
Nhiễm "đột phá” (breakthrough infection) là trường hợp đã chích đủ 2 mũi vaccine hơn 14 ngày để tạo miễn dịch tối ưu, nhưng vẫn mắc Covid-19. Phần lớn trường hợp nhiễm "đột phá" biểu hiện nhẹ hoặc không triệu chứng. Thống kê tại Mỹ cho thấy số trường hợp nặng cần nhập viện hoặc tử vong chỉ vào khoảng 1 ca trên 10000 người chích vaccine đủ liều.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}