ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

4 sự thật về Covid-19 gây ảnh hưởng đến trái tim nặng nề như thế nào?

Khi nghe đến một ca nhiễm Covid-19 trở nặng, thậm chí tử vong, chúng ta thường nghe nói và quan tâm tới bệnh nền của người đó, nhất là bệnh tim. Thực ra, bệnh tim mạch KHÔNG làm người ta dễ mắc Covid-19 hơn. Cái nguy hiểm là bệnh tim mạch có sẵn làm cho Covid DỄ TRỞ NẶNG HƠN: nguy cơ nhập viện, phải thở máy nhiều hơn. Đặc biệt là nguy cơ tử vong khi mắc Covid-19 tăng gấp 2-4 lần nếu có bệnh nền tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì.

4 sự thật về Covid-19 gây ảnh hưởng đến trái tim nặng nề như thế nào?

Thực tế theo thống kê trong số các ca tử vong liên quan Covid-19, có khoảng 50% bệnh nhân cao huyết áp, 30% bệnh nhân tiểu đường, 20% béo phì, 10% suy tim mạn.

Vậy tại sao Covid-19 kết hợp với bệnh tim mạch lại đưa đến kết cục xấu như vậy?

1. Covid-19 làm trái tim có bệnh sẵn lại phải “gồng lên” hoạt động quá sức

Nhiễm Covid-19 có thể gây sốt cao, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp có thể dao động rất nhiều (tăng rất cao hoặc hạ rất thấp), các trường hợp nặng gây thiếu oxy trầm trọng. Các yếu tố này làm cho ngay cả một trái tim bình thường cũng phải hoạt động vất vả. Nếu xảy ra trên một trái tim có bệnh từ trước như hẹp mạch máu nuôi tim, hở van tim nặng, huyết áp cao dai dẳng,... sẽ rất khó để tim đáp ứng được nhu cầu tăng cao của cơ thể. Tim càng gồng sức làm việc, càng suy yếu hơn nữa và hậu quả là toàn bộ cơ thể suy sụp nhanh chóng.

2. Covid-19 có thể trực tiếp làm tổn thương cấu trúc của tim

Khi xâm nhập vào cơ thể, virus có thể tấn công trực tiếp làm viêm cơ tim. Nếu viêm cơ tim xảy ra diện rộng có thể gây sụt giảm mạnh khả năng hoạt động của tim cũng như gây ra các rối loạn nhịp tim chết người. Ngoài ra, virus có thể làm gia tăng các cục máu đông làm tắc nghẽn các mạch máu nuôi tim. Cơ chế này cần được nghiên cứu thêm, tuy nhiên hình ảnh chụp MRI tim cho thấy các tổn thương này có thể tồn tại lâu hơn ngay cả khi bệnh nhân đã hồi phục.

3. Covid làm thúc đẩy quá trình viêm, vốn dĩ đã có sẵn ở người bệnh tim mạch

Các bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu tạo nên một tình trạng viêm mãn tính ở mạch máu, hình thành nên các mảng xơ vữa gây hẹp mạch máu, cũng như tạo ra môi trường dễ hình thành cục máu đông gây tắc mạch trong bệnh đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Covid-19 tạo nên một tình trạng viêm cấp tính, không chỉ trên tim mà toàn bộ cơ thể. Điều này thúc đẩy mạnh mẽ tình trạng viêm có từ trước. Có thể hình dung như một chiếc xe đang xuống dốc từ từ, nay được gắn thêm động cơ để...lao dốc nhanh hơn vậy.

4. Sự gián đoạn trong quá trình điều trị và theo dõi bệnh nhân ngoại trú

Giãn cách xã hội làm hạn chế số bệnh nhân đến tái khám, nhiều bệnh nhân tự mua toa thuốc điều trị mà thiếu đi sự cố vấn theo dõi của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân chưa quen với việc chủ động theo dõi triệu chứng, huyết áp cũng như lạ lẫm với khám bệnh từ xa cũng là những nguyên nhân làm giảm hiệu quả điều trị bệnh nền, góp phần làm tình trạng tim mạch xấu đi. Đại dịch cũng cho thấy tầm quan trọng của việc điều trị lấy bệnh nhân làm trung tâm, tăng cường sự hiểu biết và chủ động của họ trong theo dõi sức khoẻ.

Covid-19 có thể trực tiếp tấn công cấu trúc của tim, cũng như làm gia tăng thêm gánh nặng cho tim. Nếu cơ thể khỏe mạnh, có thể lướt qua dễ dàng nhưng đối với người có bệnh tim từ trước lại có thể là một thử thách sống còn. Việc chẩn đoán sớm, kiểm soát tốt bệnh lý nền bằng những phương pháp phù hợp với bối cảnh đại dịch có vai trò rất quan trọng để tăng thêm lớp bảo vệ cho các bệnh nhân tim mạch.

Bài viết liên quan

Có một loại dịch bệnh nguy hiểm hơn Covid-19
75% người hút thuốc lá muốn bỏ thuốc. Trung bình 1 người cai thuốc lá thành công cần tới… 30 lần thử cai. Tại sao cai thuốc lá khó vậy? Vì nghiện thuốc lá không chỉ đơn giản là một thói quen, một sở thích mà thực sự là một bệnh được phân loại hẳn hoi (mã ICD F17).

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Các loại thuốc có thể sử dụng cho F0, F1 cách ly tại nhà
Với tình trạng dịch Covid-19 bùng phát như hiện nay, các cơ sở chăm sóc y tế cũng như bệnh viện dã chiến đang quá tải và chịu rất nhiều áp lực, vì vậy, ngày 14/7/21, Bộ Y tế đã chính thức triển khai cho cách ly một số nhóm đối tượng F0/F1 tại nhà. Vậy F0 hoặc người nhà F1 cần chuẩn bị những loại thuốc gì khi cách ly tại nhà?

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Hoàng Thị Hương

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}