BOOK AN APPOINTMENT

Cardiovascular disease and COVID-19: The known and the unknown

Cardiovascular disease and COVID-19: The known and the unknown

3/23/2020 3:02:10 PM

Những điều đã biết

1. Người có bệnh tim mạch và tăng huyết áp dễ bị diễn tiến nặng nếu nhiễm COVID-19

Thống kê từ những vùng xảy ra đại dịch đều cho thấy những người bị nặng và tử vong có tiền sử tăng huyết ápbệnh tim mạch.

Cụ thể, trong số những ca tử vong ở Trung Quốc, 13.2% có tiền sử bệnh tim mạch và 8.4% có tiền sử tăng huyết áp. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy trong những trường hợp COVID-19 nặng, tỷ lệ cao có tiền sử tăng huyết áp, bệnh mạch vành và tai biến mạch máu não.

2. Có bệnh tim mạch và tăng huyết áp nhưng điều trị ổn sẽ ít nguy cơ hơn người không kiểm soát.

Đối với những trường hợp chuẩn bị phẫu thuật, hoặc phải hóa trị ung thư, hoặc bị nhiễm trùng hô hấp nặng, và có bệnh tim mạch hay tăng huyết áp kèm theo, kết quả đều cho thấy những bệnh nhân này nếu huyết áp và bệnh tim được kiểm soát tốt thì tiên lượng luôn tốt hơn.

(Bị tăng huyết áp không phải là “án tử”, người bị tăng huyết áp nhưng điều trị tốt, huyết áp luôn ổn định ở mức trị số “kiểm soát tốt”, thì các nguy cơ bệnh tật khác cũng tương tự như người không bị tăng huyết áp)

3. Tự ngưng thuốc, hoặc tự thay đổi thuốc sẽ dẫn đến rất nhiều biến cố nguy hiểm.

Cũng như những bệnh lý mãn tính khác uống thuốc là để khống chế huyết áp tăng cao, kiểm soát các nguy cơ làm cho mạch máu bị tắc nghẽn và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc ngưng thuốc đột ngột không có hướng dẫn của Bác sỹ sẽ vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến việc huyết áp tăng vọt hoặc gây ra cơn đau tim, tai biến mạch máu não.

Những điều chưa biết

  • Một số loại thuốc huyết áp làm tăng nguy cơ diễn tiến nặng nếu nhiễm COVID-19?

Một vài BS giả thuyết rằng các thuốc có tác động trên thụ thể ACE-2 như nhóm thuốc ACE-i (như Losartan, Irbesartan, Valsartan..) và nhóm thuốc ARB (Enalapril, Perindopril, Lisinopril, Captopril…) có thể làm tăng nguy cơ bệnh nặng và tử vong khi nhiễm COVID-19.

Virus SARS-CoV tấn công vào tế bào ở phổi qua “cánh cửa” là thụ thể ACE-2. Các thuốc trên làm tăng số lượng “cánh cửa” trên bề mặt tế bào, nên về lý thuyết virus có thể dễ xâm nhập tế bào hơn.

Tuy nhiên, đây chỉ là nhận xét lý thuyết mà cho đến thời điểm này không có chứng cứ khoa học nào xác nhận.

Các hiệp hội tim mạch lớn trên thế giới như Hội Tim mạch châu Âu ESC, Hội Tim mạch Mỹ AHA, ACC, đồng loạt lên tiếng khẳng định bệnh nhân không nên tự ngưng các thuốc này.

BS cũng không nên vội vàng thay đổi điều trị cho đến khi có khuyến cáo chính thức của các tổ chức chuyên ngành.

Lời khuyên của BS Tim mạch

  1. Cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn tự phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.
  2. Chích ngừa đầy đủ đặc biệt là vaccine viêm phổi phế cầu và vaccine cúm
  3. Nhớ uống thuốc đều đặn, không nên gián đoạn việc điều trị để đảm bảo tình trạng tim mạch ổn định trong mùa dịch COVID-19
  4. Tuyệt đối không tự ngưng các thuốc huyết áp và tim mạch, hoặc tự thay thế mà không hỏi ý kiến BS.
  5. Nếu cần, hãy liên lạc và trao đổi với BS tim mạch về những thông tin liên quan đến bệnh của mình. Tin tức y khoa cần phải được BS lý giải và cân nhắc trước khi áp dụng.

Recent posts

DO NOT UNDERESTIMATE THE SIGNS AND COMPLICATIONS OF CHICKENPOX
Chickenpox in young children is not only a nightmare, leaving scars on the skin, but it can also easily spread to others in a short period. Despite many people thinking it's just a case of water blisters, chickenpox can lead to dangerous complications such as pneumonia, encephalitis, and even death. Hot and humid weather is when this disease is most rampant.

By DR. DANG NGOC VAN ANH

5 Things to Know About HPV Vaccination for Preventing Cervical Cancer
The HPV vaccine can prevent more than 90% of HPV-related cancer cases. HPV spreads through skin-to-skin contact or sexual activity. Prevention is better than cure - actively preventing HPV early on is an effective, safe, and easy solution to reduce the risk of contracting the disease. This invisible shield of prevention will not only protect yourself but also your family and the surrounding community.

BE AWARE OF SHOULDER TENDONITIS - A COMMON WORK-RELATED INJURY
Office workers who work at a computer 8 hours a day and have a bad sitting posture are susceptible to shoulder tendonitis. MSc, 1st Degree Specialist Doctor NGUYEN VAN HOANG TAM—Musculoskeletal Medicine at CarePlus has helpful information on this topic.

TOP 10 EMPLOYEE HEALTH ISSUES IN THE FIRST QUARTER OF 2024
According to internal data, in the first quarter of 2024, CarePlus recorded high rates of dental health problems, ophthalmology problems, and dyslipidemia (48 – 84%). This is not only a health issue but also a signal for each employee to adjust their working and living habits. To preserve your health and energy for work, please seek advice from experts at CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Register name') }}
*{{ errors.first('form-1.Phone') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Patient info:
*{{ errors.first('form-1.Patient name') }}