ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Chăm sóc và giữ gìn trái tim ngay từ lúc còn khoẻ mạnh

Một câu hỏi thường được quan tâm, đó là “Có loại thuốc nào giúp bảo vệ tim mạch luôn mạnh khỏe được không?” Thật ra, hầu hết chúng ta từ đầu đã được cha mẹ trao cho một trái tim khỏe mạnh hoàn hảo. Rồi thì lối sống không lành mạnh, những thói quen xấu, cách ăn uống và sinh hoạt không tốt kéo dài chính là những thứ làm “hại” hệ tim mạch, phá hỏng sự hoàn hảo ban đầu, dẫn đến những tổn hại biến chứng tim mạch như Đột quỵ, Nhồi máu cơ tim, Tắc mạch máu chân…

Chăm sóc và giữ gìn trái tim ngay từ lúc còn khoẻ mạnh

10/05/2021 9:49:12 CH

Bất kỳ ai ở lứa tuổi nào đều cũng cần ý thức việc chăm sóc trái tim, giữ gìn hệ tim mạch khỏe mạnh và lành lặn. Để không phải mắc bệnh tim mạch trong tương lai. 

Các bác sĩ Tim mạch của CarePlus CardioCare luôn hướng đến việc chăm sóc trái tim của bạn, dành thời gian để tư vấn cặn kẽ về lợi ích của việc duy trì một cuộc sống lành mạnh hơn là việc kê một toa thuốc. Hãy cùng tham khảo cách thực hiện dưới đây:

  • Kiểm tra định kỳ: khi bạn còn trẻ khoẻ, kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc không hề vô ích chút nào. Thông qua cuộc kiểm tra, Bác sỹ có thể biết được tình trạng sức khỏe của bạn, đưa ra những lời khuyên phù hợp về lối sống, chế độ tập luyện và ăn uống tương ứng với tình trạng tim mạch của bạn. 

  • Hoạt động thể chất thường xuyên: Giữ thói quen tập một môn thể dục đều đặn, hoặc chơi thể thao thường xuyên là một trong những việc làm hữu ích vừa có lợi cho hệ tim mạch vừa giúp bạn luôn ở trạng thái tinh thần tích cực. 

  • Không hút thuốc lá và tránh hút thuốc lá thụ động: Thuốc lá là kẻ thù số 1 của các bệnh lý tim mạch. Nếu bạn đang nghiện thuốc lá thì hãy bỏ ngay dù bạn ở lứa tuổi nào. Hãy liên hệ Bác sỹ chuyên gia về cai thuốc lá để giúp bạn bỏ được thói quen xấu này. 

  • Hiểu rõ tiền sử gia đình: Có người thân ruột thịt mắc bệnh tim (ví dụ như đau tim, đặt stent mạch vành, đột quỵ, hay bị loạn nhịp tim..) sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Điều đó có nghĩa là bạn phải ưu tiên điều chỉnh các yếu tố nguy cơ tim mạch còn lại như duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc và ăn uống lành mạnh hơn.

  • Kiểm soát trạng thái căng thẳng: Căng thẳng và stress kéo dài sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp - yếu tố gây hại đến thành động mạch. Hãy học cách kiểm soát căng thẳng, tập các bài tập hít thở sâu chậm có thể giúp bạn giải toả cảm giác nặng nề này. Hãy tập duy trì đời sống tinh thần lành mạnh và cân bằng. 

  • Kiểm soát cân nặng: rất hữu ích nhất là khi bạn đã bước sang tuổi 40. Bí quyết ở đây là tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập điều độ. 

  • Kiểm tra huyết áp: Bạn nên đo và biết trị số huyết áp của bản thân mình, ít nhất là 2 lần mỗi năm. Huyết áp của bất kỳ ai đều diễn tiến dần dần theo thời gian, vì vậy huyết áp của bạn nhiều năm trước bình thường không đồng nghĩa là năm nay bạn không có khả năng bị tăng huyết áp.

  • Kiểm tra đường huyết lúc đói: Việc này không hề vô ích kể cả khi đường huyết của bạn bình thường. Càng lớn tuổi, quá trình chuyển hoá của bạn càng dễ bị rối loạn. Vì vậy, nên kiểm tra mỗi năm một lần. 

  • Đừng chủ quan với chứng ngủ ngáy: Cứ 5 người trưởng thành thì có ít nhất 1 người mắc chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ nhẹ. Người bị ngưng thở lúc ngủ dễ kèm theo huyết áp cao, béo phì, và những biến chứng tim mạch khác.

  • Tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo của cơn đau tim và đột quỵ: bạn nên trao đổi với Bác sỹ để biết thêm về cách phân biệt những triệu chứng đặc hiệu và cần cảnh báo. Đặc biệt đối với phụ nữ, các biểu hiện bệnh tim mạch đôi khi khó phân biệt với những biểu hiện chức năng khác. 

Và cuối cùng, hãy báo với Bác sĩ Tim mạch ngay nếu bạn cảm thấy có những triệu chứng bất thường để kịp thời đối phó.

Bài viết liên quan

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì? 9 điều cần biết về nhồi máu cơ tim
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, các bệnh tim mạch (CVD) cướp đi sinh mạng của 17,9 triệu người mỗi năm (chiếm 31% tổng số ca tử vong toàn cầu). Trong đó, nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim chiếm tỷ lệ gây tử vong nhiều nhất. Tìm hiểu về bệnh nhồi máu cơ tim sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh lý này, từ có cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này tốt hơn.

Bệnh suy tim: nhận biết dấu hiệu sớm, phòng tránh rủi ro cao
Bệnh suy tim gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm, khó chữa khỏi nhưng người bệnh vẫn có cơ hội làm chậm sự tiến triển của bệnh nếu điều trị sớm.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}