ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Phòng Tránh Sâu Răng Ở Trẻ Nhỏ

Phòng Tránh Sâu Răng Ở Trẻ Nhỏ

16/01/2018 2:33:39 CH

Chăm sóc nha khoa tốt là điều cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về bệnh sâu răng sớm được Bác sĩ CarePlus tổng hợp và giải đáp.

Con tôi có khả năng bị sâu răng sớm hay không?

Sâu răng ở trẻ nhỏ (Early Childhood Caries/ ECC) là một tình trạng khá phổ biến lứa tuổi mẫu giáo. Khoảng 40% (2009) và bất kì trẻ dưới 6 tuổi nào, đều có thể có một hoặc nhiều răng sâu, mất răng hoặc nứt răng. Cũng như sâu răng ở người lớn, đây là tình trạng lây nhiễm trong miệng, do một số chủng vi khuẩn có thể chuyển hóa các chất đường trong mảng bám răng để tạo thành axit. Axit này làm mềm bề mặt men răng theo thời gian và dẫn đến sâu răng. Nếu vết sâu ban đầu không được điều trị, nó có thể tiến triển tạo thành khoang rỗng trong răng.

Tại sao con tôi lại có thể bị sâu răng sớm như vậy?

Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng cho trẻ. Nguyên nhân chính là do trẻ ăn uống thường xuyên nhưng không vệ sinh răng miệng kĩ. Tuy nhiên, nếu phát hiện răng sâu sớm trước khi “lây” sang các răng khác và hình thành “khoang”, trẻ có thể dễ dàng được chữa khỏi. Nếu không sẽ phải nhổ bỏ răng sâu hoặc trám răng.

Làm sao để tôi phát hiện con bị sâu răng sớm?

  • Sâu răng ở trẻ thường xuất hiện đầu tiên ở các răng cửa trên vì vùng này ít được bảo vệ hơn (từ sự trung hòa axit của nước bọt), sau đó sẽ lan sang các răng hàm do bề mặt những vùng này có các rãnh không đều. Khi những vùng răng này không được vệ sinh kĩ lưỡng, vụn thức ăn sẽ dễ gây ra sâu răng.
  • Vùng bị sâu răng thường sẽ có những đốm trắng dọc theo đường nướu. Ban đầu chỉ như một khiếm khuyết nhỏ trên bề mặt sau đó sẽ hình thành khoang rỗng. Nếu không được chữa sớm, “khoang” có thể lây nhiễm sang các mô quan trọng của răng, gây đau nhức và khó khăn cho trẻ khi nhai hoặc nói.

Làm thế nào để ngừa sâu răng cho trẻ?

  • Hãy tập cho trẻ thói quen đánh răng thường xuyên. Nếu trẻ còn quá bé, ban đầu bạn hãy chải răng cho con rồi để con tự làm dưới sự hướng dẫn và quan sát của mình. Quan trọng là dạy trẻ chải răng đúng cách.
  • Thay đổi cách thức cho con bú: không cho trẻ đi ngủ ngay sau khi bú vì sữa sẽ bao quanh răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phân hủy răng trong suốt giấc ngủ.
  • Khuyến khích sử dụng một lượng vừa đủ kem đánh răng có chứa flouride. Lưu ý không cho trẻ nuốt phải kem đánh răng.
  • Quan trọng nhất là cho trẻ đến nha sĩ khi trẻ bắt đầu mọc răng. Khám nha khoa định kỳ sẽ giúp nha sĩ có thể phát hiện ra các vấn đề trên cũng như đề xuất các biện pháp phòng ngừa và điều trị có lợi cho sức khoẻ răng miệng của trẻ. Nha sĩ cũng có thể hợp tác với cha mẹ trong việc cho họ những lời khuyên về cách chăm sóc và nhu cầu nha khoa của trẻ tại nhà.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}