BOOK AN APPOINTMENT

What is Vaginitis? Signs of recognition and proper treatment

90% chị em Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều ít nhất một lần mắc bệnh viêm âm đạo.

What is Vaginitis? Signs of recognition and proper treatment

1. Viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở Phụ nữ, nhất là phụ nữ đã lập gia đình. Vì ống âm đạo khuất bên trong cơ thể và ẩm ướt nên dễ dẫn tới viêm nhiễm.

Viêm âm đạo cũng như những viêm nhiễm khác, có thể để lại hậu quả lâu dài như hiếm muộn, viêm mãn tính, viêm cổ tử cung, thậm chí chuyển sang các bệnh lý ác tính.

2. Triệu chứng bệnh Viêm âm đạo

Các triệu chứng hay gặp của bệnh Viêm âm đạo đó là ra huyết trắng hôi, ngứa, hoặc giống như bột,...đó là thường gặp ở Viêm âm đạo do nấm.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể kèm theo các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy ở ngoài nhiều, hoặc quan hệ đau, hoặc thậm chí đau lên trên vùng chậu.

3. Điều trị bệnh Viêm âm đạo

Cách điều trị bệnh viêm âm đạo chủ yếu là đặt thuốc.

Một số trường hợp có thể cần làm thêm xét nghiệm HPV, xét nghiệm Pap smear. Nếu kết quả xét nghiệm Pap hoặc HPV bất thường hoặc thăm khám lâm sàng quan sát cổ tử cung có nghi ngờ bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện soi cổ tử cung.

Một số trường hợp cần nạo kênh, sinh thiết cổ tử cung để loại trừ bệnh ác tính.

Khi mắc viêm âm đạo bạn nên đến với bác sĩ để thăm khám, chủ yếu là để bác sĩ nhìn tính chất huyết trắng để định hướng xem bị viêm âm đạo do nhiễm tác nhân nào, hoặc bác sĩ có thể chỉ định soi tươi để soi xem là nhiễm do vi khuẩn nào. Từ đó bác sĩ mới kê được viên thuốc đặt phù hợp.

Trường hợp nếu ngại đi khám và tự ra nhà thuốc đặt thuốc thì có thể dẫn tới kháng thuốc, kháng kháng sinh. Hoặc viên thuốc kháng sinh đó ngoài việc làm kháng thuốc thì nó còn tiêu diệt vi khuẩn có lợi thường trú trong môi trường âm đạo, dẫn tới bệnh viêm âm đạo tái đi tái lại và rất khó chữa về sau. Thậm chí, viêm nhiễm không điều trị tốt có thể dẫn tới áp xe vùng chậu, viêm mãn vùng chậu, để lại dây dính, tắc nghẽn, ảnh hưởng chức năng sinh sản về sau.

4. Phòng tránh bệnh Viêm âm đạo

Để phòng tránh các bệnh phụ khoa nói chung và bệnh viêm âm đạo nói riêng, bác sĩ có một số lời khuyên cho chị em như sau:

- Lời khuyên là thứ nhất chị em phụ nữ nên giữ vệ sinh vùng kín.

- Thứ hai nên có chế độ ăn lành mạnh, chế độ vận động thể dục thể thao lành mạnh, cuộc sống bớt stress cũng giúp tăng sức đề kháng để chống lại các bệnh khoa.

- Quan trọng nhất trong việc phát hiện sớm các bệnh phụ khoa đó là KHÁM PHỤ KHOA ĐỊNH KỲ.

  • Đối với chị em dưới 40 tuổi thì nên thăm khám định kỳ 1 năm/lần.
  • Đối với chị em từ 40 tuổi trở lên, càng bước về lứa tuổi mãn kinh thì nên thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.
  • Trường hợp nếu trong những lần thăm khám trước mà phát hiện thấy bất thường như có u xơ tử cung, u lạc nội mạc tử cung,...mà chưa có quyết định phẫu thuật và cần theo dõi thì nên thăm khám định kỳ mỗi 3-6 tháng tùy theo lời khuyên của chuyên gia mà chị em đang thăm khám.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký khám phụ khoa tại CarePlus, vui lòng đặt hẹn tại đây hoặc Tham khảo chi tiết các hạng mục trong gói khám phụ khoa toàn diện dành cho Nữ. 

Recent posts

BABY HEAT RASH: TIPS FOR TREATMENT & PREVENTION
Most babies are born with sensitive skin, so it’s not unlikely for your baby to develop a rash at some point in time. Rashes are usually harmless, but some could be the result of a potentially dangerous underlying condition for your baby.

By DR. NGUYEN DUY KHANH

BE AWARE OF MALNUTRITION IN PATIENTS WITH COPD
20% of patients with Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD) suffer from weight loss, vitamin and protein deficiency, and even malnutrition. This is a noteworthy condition since it can lead to decreased immunity and cause the disease to get worse.

WHY DO YOU GAIN WEIGHT EASILY THAN OTHER PEOPLE?
Easily gaining weight is not only an appearance concern, but also a sign of potential health problems we need to pay attention to.

By Specialist Doctor. NGUYEN PHUONG ANH

3 CAUSES OF SHOULDER PAIN YOU SHOULDN’T IGNORE
Shoulder pain is not only caused by bad posture, as we think, but also due to daily activities. Immediately seek advice from a Musculoskeletal Medicine Doctor to avoid flare-ups of shoulder pain.

PROPER POSTURE FOR SITTING AT A DESK ALL DAY
Sitting in the wrong position for a long time can cause neck, shoulder, or back pain in office workers. To reduce and prevent those conditions, please refer to CarePlus experts' advice on 2 touch point working sitting posture.

Related Products

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Register name') }}
*{{ errors.first('form-1.Phone') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Patient info:
*{{ errors.first('form-1.Patient name') }}