ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Làm Sao Để "Ăn Tết Thả Ga, Không Lo Mắc Bệnh"?

Làm Sao Để "Ăn Tết Thả Ga, Không Lo Mắc Bệnh"?

08/02/2018 2:57:03 CH

Ngày Tết các gia đình thường chuẩn bị thức ăn dồi dào, phong phú; mâm ngũ quả đầy ắp, bánh mứt, bia rượu… để năm mới được sung túc, no đủ. Nhưng ngược lại, mọi người ít vận động hơn, chỉ đi lại thăm viếng người thân hay nghỉ ngơi nên tiêu hao năng lượng ít. Các thói quen hằng ngày như ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện,… cũng khác đi. Nhìn chung, các thay đổi này ảnh hưởng đến sức khỏe và cân nặng, thường theo chiều hướng bất lợi. Vậy làm thế nào để ăn Tết “thả ga” mà vẫn đảm bảo được sức khỏe tốt?

1. Bổ sung rau xanh, trái cây và các loại hạt

Tăng cường rau xanh, đa dạng phong phú, nên luộc, hấp, thay các món xào hằng ngày như măng, bông cải xanh, bắp cải, cà tím,… nhiều chất xơ có thể làm giảm bớt những tác dụng tiêu cực của mỡ thừa từ các thực phẩm như thịt, bánh chưng, bánh tét… Đặc biệt là nấm – nấm chứa ít calo lại giàu vitamin B rất tốt cho sức khỏe nên bạn có thể ăn thoải mái món này mà không lo tăng cân.

Trái cây nên chọn loại ít ngọt hoặc ngọt vừa như táo, đu đủ, cam… để bổ sung vitamin, thanh lọc cơ thể sau những buổi “tiệc tùng, nhậu nhẹt”.

Các loại hạt ngày Tết không chỉ để nhâm nhi cho vui miệng thôi đâu! Chúng còn có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, và nhất là khi nhâm nhi cùng một tách trà thì tuyệt vời còn gì bằng?! Nên ăn khoảng 30-50g để giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Hạt dưa hấu đỏ có chứa protid, một thành phần thiết yếu cho hệ thần kinh và sự phát triển của cơ, máu và xương. Ăn một vài hạt dưa hàng ngày có thể làm tăng trí nhớ và bảo vệ khỏi bệnh tim mạch vànhHạt bí có chất tốt cho hệ miễn dịch và giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, nhất là vào dịp Tết mọi người thường ngủ ít hơn và thất thường hơn mọi ngày. Hạt hướng dương có thể làm chậm lão hóa và tăng cường tái tạo các tế bào trí nhớ. Và hạt điều, giúp ngừa các bệnh tim vạch vành, tốt cho đường huyết và giảm nguy cơ đột quỵ.

2. Uống đủ nước

Ngày Tết chúng ta thường mải vui chơi mà nhiều khi quên cả cơn khát. Để đảm bảo đủ nước cho cơ thể được thanh lọc và tránh mất nước nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều muối.

3. Ăn uống cân đối

Bí kíp của ăn ngon “thả ga” không phải là ăn thật nhiều một món, mà là ăn được nhiều món ngon khác nhau với lượng vừa đủ, hài hòa. Cụ thể:

Bánh chưng, bánh tét: Là món ăn truyền thống với đầy đủ thịt, mỡ, nếp rất giàu năng lượng. Trong một bữa ăn (ví dụ như ăn sáng) chỉ nên dùng 200g (tương đương khoảng 1/8 của bánh) với ít dưa muối không nên ăn thêm nguồn tinh bột khác như cơm, bánh mì, miến, xôi,…

Thịt, cá giàu đạm: Những món ăn ngày Tết như giò heo nấu măng nên nấu nhiều măng hơn, thịt kho đông, kho tàu,… nên ăn kèm dưa hành, dưa chua, rau luộc để hạn chế sự hấp thu chất béo.

Thịt gà: Là món ăn tốt cho việc kiểm soát cân nặng, nên chọn phần nạc tránh phần da, mỡ.

Nên ăn nhiều cá để giúp ngon miệng, đỡ ngán do ngày Tết các món ăn thường chứa nhiều dầu mỡ, quay, chiên…

Giò lụa, giò thủ chứa nhiều muối, nhiều năng lượng nên ăn vừa phải.

Bánh ngọt: Là những món không thể thiếu trong ngày Tết, bánh quy, chocolate cũng có thể ăn được nhưng không nên quá 100g/ngày. Nên thay bằng các loại trái cây ít ngọt.

Mứt: Nên thay các loại mứt nhiều năng lượng bằng các loại mứt ít năng lượng hơn như mứt gừng, khoai lang,… nhưng cũng nên ăn vừa phải.

4. Vận động

Ngày Tết năng lượng được nạp nhiều nhưng tiêu hao thì ít ỏi khiến mỡ thừa dần được tích lũy trong cơ thể dưới dạng mỡ trắng, chủ yếu tích tụ xung quanh nội tạng và dưới da, đặc biệt vùng eo, bụng khiến cơ thể khiến cơ thể béo lên. Vì vậy, vận động là không thể thiếu để tránh tăng cân dịp Tết. Nên duy trì vận động hằng ngày ít nhất 30 phút đi bộ, vào buổi sáng chẳng hạn, đi lại sau bữa ăn, đi thang bộ hay thang máy…

5. Thay đổi thói quen

Các chị em nội trợ thường ăn hết hoặc hâm đi, hâm lại, cất giữ thức ăn còn thừa trong tủ lạnh lâu ngày với tâm lý “bỏ uổng, mang tội” không tốt cho sức khỏe. Việc nêm đi nêm lại nhiều lần làm gia tăng lượng dầu mỡ, đường, bột ngọt, mắm muối,… khiến cho cơ thể sau Tết đã béo càng béo hơn, nguy cơ không tốt cho tim mạch, tăng huyết áp, tăng đường huyết,…

Để dịp Tết thực sự có ý nghĩa cả về thể chất và tinh thần, mỗi chúng ta cần duy trì cân nặng “nên có” kiểm soát cân nặng hiệu quả cho người thừa cân, béo phì qua chế độ dinh dưỡng hợp lý, phối hợp với lối sống lành mạnh, vận động thể lực đều đặn, vừa sức tránh tăng cân trong dịp Tết, đảm bảo cho một năm mới “Sức khỏe dồi dào, tấn tài tấn lộc, vạn sự như ý”.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}