ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Chăm Sóc Trẻ Bị Tiêu Chảy

Chăm Sóc Trẻ Bị Tiêu Chảy

Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân chính gây tử vong của tiêu chảy là do cơ thể trẻ bị mất nước và điện giải (muối) theo phân, ngoài ra tiêu chảy cũng là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ vì trẻ ăn ít đi, giảm hấp thụ chất dinh dưỡng đồng thời trẻ lại tăng nhu cầu các chất dinh dưỡng.

Điều may mắn là hiện nay đã có các biện pháp điều trị hiệu quả nên hầu hết các trường hợp không còn cần thiết phải nhập viện mà có thể điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ quyết định chế độ điều trị, nhập viện hay có thể điều trị và theo dõi tại nhà.

Khi trẻ không cần nằm viện, những người trong gia đình, nhất là ba mẹ giữ một vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong việc chăm sóc bé bị tiêu chảy tại nhà. Nếu biết chăm sóc trẻ bệnh một cách đúng đắn, trẻ sẽ tránh được nguy hiểm, mau lành bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

Để chăm sóc một trẻ bị tiêu chảy đúng cách, gia đình cần làm tốt 3 nguyên tắc sau đây:

                    BA NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY TẠI NHÀ CHO TRẺ

1. Cho trẻ uống nhiều dịch hơn thường ngày để ngừa mất nước do tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy cần nhiều dịch hơn bình thường để bù lại lượng dịch đã mất qua phân và nôn. Nếu trẻ được uống đủ lượng dịch ngay khi mới bị tiêu chảy có thể phòng được mất nước.

Trẻ có thể uống nước chín, nước cơm, nước cháo, súp, nước dừa, dung dịch Oresol…

CẦN TRÁNH các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt, các thức uống có cà phêvì chúng làm cho bệnh xấu hơn.

NGUYÊN TẮC CHUNG:

  • Cho trẻ uống nhiều tùy theo khả năng của trẻ.
  • Cần phải uống chậm, từng muỗng (từng ngụm nếu trẻ lớn hơn).
  • Nếu trẻ bị ói thì ngưng lại khoảng 10 phút, sau đó cho trẻ uống lại nhưng chậm hơn.

2. Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng

Nếu trẻ còn bú mẹ: tiếp tục cho bú thường xuyên. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi nuôi bằng sữa công thức thì cần pha loãng ½ (pha loãng bằng một lượng nước chín tương đương) trong 2 ngày. Sau 2 ngày, cho trẻ ăn như thường lệ.

Nếu trẻ không còn bú mẹ: 

  • Cho trẻ ăn loại sữa mà trẻ đã ăn trước đó.
  • Cho trẻ ăn ngay sau khi thực phẩm được chế biến. Thức ăn cần được nấu kỹ hoặc nghiền nhỏ
  • Cho uống nước hoa quả tươi hoặc chuối nghiền để cung cấp Kali cho trẻ

Về thực phẩm: nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm: tinh bột, đạm, vitamin và chất khoáng và dầu mỡ

Khuyến khích trẻ ăn thêm bữa: cho ăn ít nhất 6 lần 1 ngày, cho ăn ít và nhiều lần thì tốt hơn là cho ăn nhiều nhưng ít lần. Sau khi hết tiêu chảy cho trẻ ăn thêm ít nhất một  bữa mỗi ngày trong 2 tuần

3. Đưa trẻ đến khám cơ sở y tế nếu trẻ không khá lên sau 3 ngày hoặc trẻ có một trong các triệu chứng:

  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú
  • Tiểu ít hoặc không tiểu
  • Trẻ li bì, tay chân lạnh
  • Nôn liên tục
  • Trẻ rất khát
  • Co giật
  • Có máu trong phân

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}